20-3-2004 - ND

Tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Vấn đề tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong mấy năm gần đây đang được các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ... đặc biệt quan tâm. Ngày 10-3-2004, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã ký quyết định ban hành Thông tư số 04 về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Thông tư sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 3 này với rất nhiều điểm mới:

Nới lỏng tỷ lệ lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp

Theo Thông tư 04, doanh nghiệp (DN) thuộc các thành phần kinh tế được tuyển dụng lao động nước ngoài (LĐNN) bao gồm những người nước ngoài được người sử dụng lao động (NSDLĐ) tuyển theo hình thức hợp đồng lao động và những người nước ngoài do phía nước ngoài cử vào Việt Nam để làm việc tại DN. Số lượng LĐNN được tuyển cho DN đó không vượt quá 50 người và ít nhất là một người. Những người nước ngoài là thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc của doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Trưởng văn phòng đại diện, trưởng chi nhánh tại Việt Nam, những người nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại DN để thực hiện các loại hợp đồng (trừ hợp đồng lao động) thì không tính trong số LĐNN nêu trên của DN. Trường hợp DN có nhu cầu tuyển LĐNN vào vị trí công việc mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được vượt quá số lượng quy định thì được tuyển thêm không quá 50% so với số lao động được phép tuyển và phải được chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư nơi DN đóng trụ sở chính. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt trước ngày Nghị định số 105/2003/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì việc tuyển LĐNN thực hiện theo kế hoạch nhân sự đã được phê duyệt trong dự án. Đối với các DN đã tuyển LĐNN trước ngày Nghị định 105 có hiệu lực thi hành thì NSDLĐ được tiếp tục sử dụng số LĐNN đã tuyển cho đến hết thời hạn hợp đồng lao động đã giao kết hoặc thời gian trong giấy phép lao động đã cấp.

Người sử dụng lao động là các nhà thầu, các tổ chức kinh doanh dịch vụ, văn phòng các dự án, chi nhánh của công ty nước ngoài, văn phòng đại diện các tổ chức, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, các cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam... trước khi tuyển LĐNN phải gửi bản đề nghị tuyển dụng đến UBND tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính. Hồ sơ xin việc của người lao động nước ngoài muốn vào Việt Nam làm việc bao gồm: đơn xin việc, phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người lao động cư trú cấp, bản lý lịch tự thuật, giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài, bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn, tay nghề của người nước ngoài, 03 ảnh mầu... Các giấy tờ trong hồ sơ xin làm việc phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt Nam, bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Thông tư 04 quy định, NSDLĐ có trách nhiệm lập hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài và gửi hồ sơ xin cấp phép đến Sở LĐTB&XH địa phương sở tại nơi DN, tổ chức đóng trụ sở chính để xin cấp phép. Sau khi người LĐNN được cấp phép lao động, NSDLĐ và người LĐNN có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, NSDLĐ có trách nhiệm gửi 01 bản sao hợp đồng về cơ quan đã cấp phép lao động cho người LĐNN đó. Người LĐNN hết hạn giấy phép mà NSDLĐ vẫn có nhu cầu sử dụng lao động đó thì sẽ làm hồ sơ xin gia hạn và sẽ được gia hạn giấy phép lao động. Những trường hợp có nhu cầu gia hạn từ lần thứ 2 trở lên thì NSDLĐ gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố nơi DN đóng trụ sở chính văn bản đề nghị chấp thuận để gia hạn giấy phép lao động. Người LĐNN đã được cấp giấy phép lao động nhưng bị mất, bị hỏng thì làm đơn xin cấp lại giấy phép và gửi về Sở LĐTB&XH đã cấp giấy phép lao động để được xem xét cấp lại giấy phép. Hằng năm trước ngày 5-7 và ngày 5-1 NSDLĐ có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng đầu năm và cả năm trước về Sở LĐTB&XH nơi đóng trụ sở chính. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị chấp thuận tuyển dụng. LĐNN của NSDLĐ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có trách nhiệm xem xét chấp thuận việc tuyển dụng LĐNN. Trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do bằng văn bản. Trường hợp xin gia hạn giấy phép lao động, trường hợp tuyển LĐNN vượt quá số lượng quy định... UBND tỉnh, thành phố cũng phải trả lời đồng ý hay không đồng ý trong vòng 15 ngày.

(Báo Pháp luật)



VnExpress
Thứ tư, 10/3/2004


Cấm tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị phần

Thứ trưởng Thương mại Lê Danh Vĩnh sáng nay cho VnExpress biết, dự thảo lần 9 Luật Cạnh tranh, sẽ cấm mọi hành vi dẫn đến việc tập trung kinh tế mà thị phần kết hợp trên thị trường của các bên tham gia chiếm trên 50%.

- Tại sao lại đặt ra ngưỡng 50% thị phần, thưa Thứ trưởng?

- Mục tiêu của quy định này là ngăn cản việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp và liên doanh dẫn đến hậu quả là tạo ra một công ty có khả năng khống chế thị trường, điều này thể hiện ở 50% thị phần. Bởi vì, mức này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có đủ khả năng hành động độc lập mà không cần phải quan tâm đến các đối thủ, tạo ra nguy cơ tiềm ẩn đặc biệt bất lợi cho môi trường cạnh tranh khác.

Nếu việc tích tụ này nằm trong khoảng 30-50% thị phần thì các doanh nghiệp tập trung kinh tế chịu trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh chậm nhất là 30 ngày trước khi tập trung kinh tế. Còn dưới 30% thì không phải thông báo.

Việc ngăn cản hình thành doanh nghiệp khống chế thị trường sẽ giúp duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, có lợi cho người tiêu dùng, cũng như không ngăn cản việc hình thành những công ty lớn có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

Thị phần của cá nhân, tổ chức kinh doanh đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.

- Thứ trưởng có quan điểm thế nào về một số ý kiến cho rằng, Luật Cạnh tranh không cấm doanh nghiệp có được vị trí thống lĩnh thị trường thì cũng không nên đưa ra quy định cấm tập trung kinh tế?

- Luật Cạnh tranh quy định, một doanh nghiệp có thị phần trên thị trường liên quan từ 30% trở lên sẽ được coi là có vị trí thống lĩnh, còn đối với những nhóm từ 2, 3 và 4 doanh nghiệp thì các mức này là 50%, 65% và 75%. Những đối tượng này không bị cấm nếu có được bằng những nỗ lực trong kinh doanh. Tuy nhiên, để môi trường kinh doanh bình đẳng, việc kiểm soát hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay việc cảnh báo về mức độ tích tụ của các công ty là cần thiết.

Chúng ta không thể cấm một doanh nghiệp tự đi lên để có được vị trí thống lĩnh thậm chí là độc quyền, nhưng không khuyến khích các doanh nghiệp chiếm lấy vị trí thống lĩnh, độc quyền bằng biện pháp kinh tế tập trung đơn giản như sáp nhập... Bởi vì, về bản chất, tập trung kinh tế có tác động tương tự như các thoả thuận giữa các doanh nghiệp nhưng ở mức độ cao hơn, chặt chẽ hơn.

- Hiện nay, đã xuất hiện những hành vi khá phổ biến là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong hiệp hội về định giá, tính giá, thông đồng trong đấu thầu... Những việc này sẽ được điều chỉnh như thế nào, thưa Thứ trưởng?

- Những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đã xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam, như: hiện tượng các ngân hàng thương mại quốc doanh liên kết với nhau để định mức lãi suất cho vay, huy động trên thị trường chung (mà thực chất là một loại giá độc quyền); ràng buộc các doanh nghiệp thành viên trong việc định giá mua nông sản xuất khẩu (Hiệp hội cây điều); phương thức tính giá (hiệp hội taxi); tuyên bố nâng giá bia lên 10% (hiệp hội Bia nước giải khát); thông đồng trong đấu thầu để định ra người thắng...

Bên cạnh đó là việc cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường như bán phá giá để loại bỏ đối thủ. Chẳng hạn như Coca Cola đã tiến hành việc này nhằm loại bỏ Pepsi Cola. Sau khi chiếm được thị phần, Coca Cola đã thực hiện việc tăng giá sản phẩm lên gấp đôi so với trước đó. Điều này đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh hoặc đối tác kinh doanh. Những hành vi này cũng sẽ được điều chỉnh trong Luật lần này.

- Làm thế nào để xác định việc bán phá giá, thưa Thứ trưởng?

- Để xác định một doanh nghiệp sẽ được xem là phá giá khi đơn vị đó bán hàng hoá thấp hơn những chi phí đầu vào. Chúng tôi cho rằng chỉ những doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền thì hành vi bán phá giá mới có tác động tiêu cực đến thị trường.

- Thứ trưởng có thể cho biết mô hình của cơ quan quản lý cạnh tranh?

- Trong thời gian đầu thực thi luật, theo kinh nghiệm của nhiều nước, nên tổ chức thành một Tổng cục nằm trong Bộ Thương mại. Cơ quan này sẽ giúp bộ trưởng thực thi luật, pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam... Bên cạnh tổng cục này, cần giao cho bộ trưởng Thương mại thành lập hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, trong đó có những thành viên chuyên trách. Điều này đã được Thủ tướng đồng ý.

Cơ quan này dù thuộc bộ nhưng cũng sẽ không phải chịu hay tác động từ những doanh nghiệp, các vụ, cục khác do có thể hoạt động khá độc lập. Bên cạnh đó là theo tiến trình sẽ tách hoạt động quản lý đối với hoạt động doanh nghiệp nên những doanh nghiệp có thể yên tâm về cách xử lý của cơ quan này.

Chúng tôi cũng cho rằng, về lâu dài, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, để đảm bảo tính độc lập cao, nên thành lập cơ quan quản lý cạnh tranh ngang bộ.

- Thưa Thứ trưởng, việc xử phạt các hành vi vi phạm sẽ như thế nào?

- Tuỳ từng mức độ sẽ phạt cảnh cáo, phạt tiền (có thể phạt tối đa 10% tổng doanh thu năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm); thu hồi giấy đăng ký kinh doanh; cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; chia, tách công ty đã sáp nhập, hợp nhất, buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua...

Ngọc Quang


WSJ 3-5-04

No Investors Need Apply

If Vietnam is trying to scare away new foreign investors, it has come up with a plan that's guaranteed to work: raising taxes.

Hanoi's recent raising of the standard corporate tax rate for foreign companies, to 28% from 25%, is putting the bite on foreign businesses in that communist country. The higher rate will apply to new investments and on existing investors after their current licenses expire, or on new projects they undertake. So investors who plunked down money in Vietnam based on earlier suppositions of costs may find that their projects are no longer competitive in a global marketplace. They will be particularly discouraged from investing in underdeveloped areas where -- before these new rates took effect -- they had been offered tax incentives.

One effect of this tax raise, which was put into effect on Jan. 1, will be to discourage foreign companies that had planned to enter Vietnam but will now find themselves at a tax disadvantage to already established competitors still paying the lower rates. But an even larger problem may be the message that Hanoi is sending, which threatens to undermine years of rhetoric and action designed to convince skeptical companies abroad that Vietnam is a safe investment environment.

"People are looking for signals from the government," says Richard Irwin, a partner at PricewaterhouseCoopers in Ho Chi Minh City. "This is not a positive signal."

Hanoi argues that this tax policy is intended to "level the playing field" between foreign and Vietnamese companies. Previously, foreign companies did have a tax advantage over their Vietnamese competitors. So as part of the new tax policy the government brought the Vietnamese corporate tax rate down to 28% from 32%. In this sense, Hanoi got the equation half-right. But if the government had really wanted to boost growth, it would have done much better to bring Vietnamese companies down to the former foreign level, rather than raise foreign corporate taxes and thus create a disincentive for new market entrants.

 

Financial Times
March 3 2004

Hanoi irks foreign investors with tax raise
By Amy Kazmin in Bangkok

Vietnam's decision to raise the standard corporate tax rate for foreign companies, and to eliminate concessionary rates for investment in much of the country's south, has caused a furore among international business groups and provincial officials, who warn the move could discourage fresh foreign direct investment.

Vietnam's Communist authorities recently lowered the standard corporate tax rate for domestic companies to 28 per cent from 32 per cent, to stimulate growth and boost job generation.

But Hanoi simultaneously raised the corporate tax rate for foreign companies to 28 per cent, up from 25 per cent, although the higher rate will only be imposed on existing investors after their current licenses expire, or on new projects that they undertake.

The government justified the tax hike, which took effect on January 1, by saying it will create a level playing field for foreign and domestic firms. But analysts argue the move advantages existing foreign investors over new entrants into the market.

"It really discourages new investment into Vietnam," Frederick Burke, an attorney at Baker & McKenzie in Ho Chi Minh City, said. "Why would anyone come in here when from day one, they will suffer a three per cent tax disadvantage as against their competitors, just because their competitor got here before you?"

Meanwhile, local officials in 17 southern provinces are complaining that prospective investors are turning away after learning they would no longer be eligible for special corporate tax breaks, initially offered to bring jobs and investment to underdeveloped areas.

Vietnam's south has grown rapidly, prompting Hanoi to rule that tax concessions are no longer necessary to lure investors to the area. But at a heated meeting last week, officials from the region appealed for a rethink.

In another move with serious repercussions, Hanoi has also decided that multinational companies' representative offices will be treated as permanent establishments, giving rise to new tax exposure at the parent companies, if they sell items into Vietnam.

While the government has yet to clarify how the policy will be applied, Mr Burke said it could "vitiate a lot of the gains the Americans had made in lowering duty rates" on imported items through a bilateral trade agreement with Vietnam.

Vietnam's tax structure is considered one of the major problems by foreign investors in the fast-growing market. Many companies were bitterly disappointed last year, when a National Assembly committee rejected a proposal to reduce peak personal income tax for foreigners, now 50 per cent, and to lower punitive income taxes on high-earning Vietnamese professionals instead.


Lao động  (13/02/2004)

Tiền lương sẽ có những thay đổi quan trọng

Từ tháng 10/2004, người lao động sẽ được trả lương theo hệ thống thang, bảng lương mới. Lương khởi điểm của người vừa tốt nghiệp đại học trung bình 678.000 đồng/tháng. Mức lương hưu cũng liên tục tăng. Đồng thời lương tối thiểu có thể tăng đến 400.000 đồng/tháng vào năm 2007.

Lương khởi điểm sẽ tăng 31,5%

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), hiện nay, Bộ đang gấp rút xây dựng 6 hệ thống thang bảng lương: Lương cán bộ lãnh đạo bầu cử và bổ nhiệm; lương cán bộ, công chức chuyên môn hành chính; lương cán bộ, viên chức sự nghiệp; lương lực lượng vũ trang; lương doanh nghiệp nhà nước; lương viên chức thừa hành, phục vụ.

Việc xây dựng hệ thống thang, bảng lương sẽ theo hướng rút gọn, khắc phục cái gọi là "bậc treo" bất hợp lý lâu nay và sẽ được áp dụng từ tháng 10/2004. Cũng vào tháng 10, Chính phủ sẽ áp dụng việc mở rộng quan hệ bội số tiền lương là 1-2,34-10 thay vì 1-1,9-8,5 như trước đây.

Điều này đồng nghĩa với việc tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, mặc dù lương tối thiểu vẫn giữ nguyên ở mức 290 nghìn đồng/tháng.

Theo đề án Cải cách chính sách tiền lương, sẽ phải tách thành 2 hệ thống lương: Lương công chức hành chính và lương sự nghiệp. Ông Phạm Minh Huân - Vụ trưởng Vụ Tiền lương Tiền công (Bộ LĐTBXH) - cho biết, mục đích việc tách trên là để mỗi khu vực có một cơ chế trả lương thích hợp, trong đó chủ yếu tạo điều kiện cho khu vực sự nghiệp được quyền chủ động trong việc tạo nguồn thu - chi và trả lương.

Cơ chế lương của các đơn vị sự nghiệp sẽ gần giống với các doanh nghiệp, bảng lương chỉ có tính tham khảo. AÁp dụng 6 hệ thống thang, bảng lương nói trên, lương khởi điểm của một người vừa tốt nghiệp ĐH sẽ tăng từ 1,9 lên 2,34 (tăng 31,5%), tương đương với 678.600 đồng/tháng.

Lương hưu cũng tăng

Theo Ban chỉ đạo Cải cách tiền lương, mức chênh lệch lương hưu bình quân tại 3 thời điểm trước tháng 9/1985, trước 4/1993 và sau 4/1993 tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn sự chênh lệch (11% - 28%), đòi hỏi cần được điều chỉnh để khắc phục sự chênh lệch.

Cuối tháng 1/2004, Chính phủ đã ban hành nghị định điều chỉnh mức lương hưu của người nghỉ hưu trước tháng 4/1993. Bình quân, mỗi người nghỉ hưu được tăng thêm 7% lương hưu. Ngân sách nhà nước đã dành gần 700 tỉ đồng để điều chỉnh cho hơn 1 triệu đối tượng này. Sau đợt điều chỉnh này, giữa người nghỉ hưu trước và sau tháng 4/1993 còn chênh lệch từ 2%-9%.

Cũng theo nguồn tin trên, dự kiến, từ 1/10/2004, sẽ tiếp tục điều chỉnh lương hưu của người nghỉ hưu trước tháng 4/1993, kết hợp điều chỉnh lương hưu của người nghỉ hưu trước tháng 10/2004. Đối với người nghỉ hưu là công nhân viên chức: Tăng thêm 9% đối với người nghỉ hưu trước tháng 4/1993. Người nghỉ hưu trước tháng 9.1985 thuộc lực lượng vũ trang tăng thêm 9%, nghỉ hưu từ tháng 9.1985 đến trước 4/1993 tăng thêm 2%. Tổng kinh phí tăng thêm là 175 tỉ đồng. Người nghỉ hưu và trợ cấp mất sức lao động trước ngày 1/10/2004, vào thời điểm 1/10 từ năm 2004-2009, mỗi năm tăng không quá 6%.

Ngoài ra, cũng sẽ điều chính mức trợ cấp đối với người có công. Quỹ trợ cấp người có công sẽ tăng thêm 56,5% so với hiện nay.

Chưa đưa tiền nhà ở vào lương

Năm 2001, Chính phủ đã có quyết định quy định tiêu chuẩn định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo, quy định phụ cấp phục vụ. Hiện nay, còn 2 vướng mắc, chưa đưa được vào lương: Phương tiện đi lại và nhà ở. Khi xây dựng đề án, có ý kiến phải tính toán mức lương hợp lý để sau 10-15 năm làm việc, cán bộ, công chức có thể mua được nhà.

Một quan chức Bộ Nội vụ, cơ quan chủ trì xây dựng đề án tiền lương giải thích, thực ra, hiện nay trong lương đã tính tới kết cấu tiền nhà nhưng do lương tối thiểu quá thấp nên mới chỉ đầy đủ về mặt số lượng mà chưa bảo đảm nhu cầu thực tế. Ở các nước phát triển, chi phí cho nhà ở chiếm 35% - 40% lương.

Tại Việt Nam, tỉ lệ tiền nhà trong lương tối thiểu là 7,5%, tương đương với 21.750 đồng và trong lương trung bình là 41.325 đồng/tháng so với nhu cầu tiền thuê nhà khoảng 80.000 đồng/tháng. Sau này, lương tối thiểu tăng lên thì cơ cấu về tiền nhà cũng đầy đủ dần.

Lương tối thiểu có thể sẽ tăng đến 400.000 đồng

Theo Ban chỉ đạo Cải cách tiền lương, đến năm 2006-2007, mức lương tối thiểu có thể lên đến 400.000 đồng một tháng.

Theo phương án 1, năm 2005 có thể hoàn thành việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới, đồng thời xử lý những phát sinh khi thực hiện đề án. Cơ chế quản lý mới về biên chế, tiền lương và thu nhập trong khu vực hành chính, sự nghiệp, dịch vụ công sẽ được hoàn thiện. Hệ số tăng lương đối với khu vực ngân sách nhà nước chi được điều chỉnh từ mức 10% lên mức 20%.

Phương án 2, thực hiện như phương án 1, riêng hệ số điều chỉnh đối với khu vực ngân sách nhà nước trả lương nâng từ 7% lên 10%. Năm 2006 và 2007, theo phương án 1, mức lương tối thiểu có thể nâng lên 350.000 đồng và 400.000 đồng với hệ số điều chỉnh đối với khu vực ngân sách nhà nước là 20%. Phương án 2, nâng mức lương tối thiểu lên 320.000 và 350.000, áp dụng hệ số điều chỉnh đối với khu vực ngân sách nhà nước là 15%.

 

 

=================================================================================

WSJ
Feb 3, 2004

U.S. Textile Quotas Fray Vietnam's Apparel Industry

By MARGOT COHEN

HO CHI MINH CITY, Vietnam -- Over the past two years, foreign investors had begun to rediscover Vietnam as a low-cost manufacturing hub, rendered more enticing by improved trade relations with the U.S. But a textile-and-apparel pact signed in Washington in April 2003 put the brakes on unrestricted growth in the sector, seriously crimping Vietnam's potential.

From January to October 2003, roughly 55% of Vietnam's garment and textile exports went to the U.S.; during that period, Vietnam shipped $1.7 billion of goods to the U.S., a 155% increase from the year-earlier period. Industry leaders say there is only one way to restore that momentum: Vietnam must join the World Trade Organization no later than 2005 to capitalize on the broader market access granted to WTO members as global rules take hold governing textiles-and-apparel trade. WTO accession would annul quotas on Vietnam's garment exports.

The next round of talks on Vietnam's WTO offer is slated for April. Timing is tight, and chances are uncertain. That means frayed nerves and second thoughts among many in the industry.

The ax fell for Vietnam's exports to the U.S. May 1, when a quota regime came into force. U.S. manufacturers shuddered at the rapid growth of Vietnam's garment exports, envisioning a China-like threat. They lobbied hard for immediate application of Vietnam quotas; their pleas drowned out arguments from U.S. retailers that it made sense to help Vietnam get a bigger market share in order to build up sourcing alternatives to China.

Some foreign garment executives expected at least a six-month adjustment period before restrictions were applied. That would have given the Vietnamese government some time to hammer out a system for allocating quotas among producers. Instead, Vietnamese officials appeared overwhelmed by the complexity of managing the trade.

The pact called for capping 38 categories of garments with an estimated value of $1.7 billion for 2003; for coming years, the quotas allow for annual increases of 7% for cotton items and 2% for wool items.

Vietnamese officials devised a complex formula for quota allocation that incorporated a factory's past performance, current capacity, location and orders from major customers. But as fraud emerged and manufacturers complained that some factories got too much quota and others too little, officials kept changing the rules.

"Being the first year, [the government] couldn't put in the right safeguards," says Geoffrey Paul, director of Fashion Garments Ltd. in Dong Nai province.

Producers are haggling with the government over the precise quota formula, and ministries can't seem to agree on whether they will permit companies to transfer each other's quota during 2004.

As a result, says Benny Liu, his garment factory in Ho Chi Minh City racked up $50,000 of losses for three straight months. Workers' incomes fell because the company began paying less for piecework, prompting some workers to leave, and productivity slid.

Many other producers seem resigned to riding out this rough period. "Things are getting worse. We have no choice. We are trying to survive," says Yi Dong Hwan, chairman of the Korean Garment Manufacturers' Association in Hanoi.

Some investors are scrambling for extra quota to fill orders for the European market. Some manufacturers are shifting their sights to Australia, Japan and other quota-free markets. Others are attempting to diversify into nonquota items for the U.S., even though there isn't much demand for those.

For Vietnam, the urgency of digging itself out from under these quotas was driven home by recent overtures from J.C. Penney Co. Late last year, the Plano, Texas, retailer began negotiations for a large garment factory that would employ 20,000 in Thai Binh province. Ordinarily, Vietnam would leap at such a high-profile employment booster. But Vietnamese officials say the deal is contingent on getting the government to guarantee $500 million of quota allotment -- nearly a quarter of the available total. That is impossible, the officials say. "If I give quota to J.C. Penney, others will ask for it, and how can I give the same to them?" asks Bui Xuan Khu, Vietnam's vice minister of industry.


Vietnam Economy
30-1-2004

“Ba vòng đàm phán trong một năm là cực kỳ khó khăn”

Phỏng vấn ông Mai Văn Dâu, Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại

Xin Thứ trưởng cho biết về những công việc cần phải làm trong năm 2004 này để hội nhập kinh tế quốc tế?

Về hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và tạo điều kiện về mọi mặt để thực hiện đầy đủ các cam kết của mình đối với Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Bên cạnh đó, chúng ta phải thực hiện tốt những cam kết đã thỏa thuận với các nước và điều quan trọng hơn cả là phải làm đầy đủ các công việc để có thể gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2005.

Năm 2004, chúng ta tiếp tục làm gì để đẩy nhanh lộ trình gia nhập WTO, thưa Thứ trưởng?

Nếu Việt Nam muốn gia nhập WTO vào năm 2005, thì trong năm 2004 về cơ bản phải hoàn tất mọi việc về đàm phán. Chúng tôi tính rằng về đàm phán đa phương, chúng ta còn ba vòng đàm phán nữa.

Hiện nay, chúng ta mới hoàn thành vòng đàm phán thứ bảy và phấn đấu kết thúc ở vòng thứ mười. Để thực hiện được ba vòng đàm phán trong một năm là cực kỳ khó khăn, vì chẳng hạn như trong năm 2003, chúng ta chỉ thực hiện được hai vòng đàm phán.

Thứ trưởng có thể nói rõ hơn về những khó khăn, thách thức trong việc tiến hành đàm phán?

Khó khăn ở đây không chỉ ở phía chúng ta. Về phần mình, chúng ta phải chuẩn bị hết sức đầy đủ các điều kiện để tiến hành đàm phán, nhưng việc WTO có chấp nhận và thực hiện được ba vòng đàm phán với chúng ta hay không, thì đó lại là chuyện khác.

Chúng ta còn phải đồng thời tiến hành đàm phán song phương với 18 nước nữa. Theo tính toán, để làm được điều này thì Việt Nam phải chuẩn bị tiến hành khoảng 100 cuộc đàm phán cụ thể. Như vậy là công việc đặt ra rất nặng nề.

Và nếu mọi điều trên diễn ra suôn sẻ, thì việc kết nạp vẫn phải được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng của các nước thành viên WTO, thưa Thứ trưởng?

Đúng vậy. Thế nhưng đến nay, chúng ta vẫn chưa biết Hội nghị này sẽ họp vào lúc nào. Nếu cuộc họp này được tổ chức vào giữa năm 2004 thì chúng ta mới được xem xét để gia nhập WTO vào năm 2005, còn nếu Hội nghị này diễn ra chậm hơn thì...

Nếu không kịp gia nhập WTO vào năm 2005, Việt Nam sẽ gặp những bất lợi gì?

Nếu không kịp gia nhập WTO vào thời điểm trên thì nền kinh tế nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn. WTO là một "sân chơi" chung và các nước đã vào đó gần hết rồi. Bên cạnh đó, các nước trong WTO còn tiến hành đàm phán song phương với nhau và đưa ra những ưu đãi còn cao hơn cả WTO, nhưng do chưa là thành viên nên Việt Nam không được tham gia. Mà như vậy, thì hàng Việt Nam làm sao có thể xâm nhập vào thị trường thế giới. Vì vậy, chúng ta không thể đứng ngoài cuộc.

Đầu tư B.T.V - (30/01/2004)

 


Tuổi Trẻ
Chủ Nhật, 11/01/2004

Đổi chiều đi

TTCN - Đang có những dự báo khác nhau về đầu tư nước ngoài (FDI) vào VN năm 2004 từ phía các chuyên gia cả trong và ngoài nước. Những người lạc quan cho rằng sẽ có làn sóng đầu tư mới khi mà kinh tế VN đang tăng trưởng nhanh, môi trường đầu tư đang trong tiến trình cải thiện và xu hướng hội nhập đang ngày càng rõ rệt. Nhưng cũng không ít ý kiến dự báo dè dặt hơn cho rằng “khó có nổi những làn sóng mà chỉ có gợn sóng li ti trên mặt hồ”.

Và cũng có ý kiến lo ngại dòng vốn FDI vào đang ngang bằng dòng tiền đi ra (chuyển lợi nhuận ra, khấu hao tài sản, lãi suất vay...).

Trước hết, thử tính sổ xem FDI năm 2003 ra sao?

Dẫn lại Báo cáo đầu tư thế giới 2003 xếp hạng VN ở vị trí 50/140 nước về thu hút FDI, các chuyên gia của Viện Kinh tế học (Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia) nhận định rằng mặc dù trên thực tế VN vẫn thu hút được hơn 2 tỉ USD/năm nhưng vốn FDI giải ngân thực hiện các dự án đầu tư thật sự đang ở mức thấp nhất kể từ khi có FDI đến nay.

Đáng quan tâm hơn là chúng ta chủ yếu thực hiện các cam kết cũ, chứ gần đây chưa thấy có dự án đầu tư lớn. Phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM Lương Văn Lý tỏ ra lo ngại: thu hút FDI của TP năm 2003 chỉ đạt 550 triệu USD (kế hoạch là 700 triệu USD) và 50% số ấy là của các nhà đầu tư cũ (báo cáo tại kỳ họp HĐND TP.HCM ngày 7-1).

Đây quả là tín hiệu báo động đỏ vì FDI không chỉ là vốn mà còn là công nghệ, trình độ quản lý, kỹ năng lao động, năng lực cạnh tranh và cơ hội tiếp cận thị trường thế giới. Điều mà một số chuyên gia tâm huyết lo ngại nhất là sự “tách biệt nội lực và ngoại lực một cách cơ học” vô hình trung tạo nên ảo tưởng thiếu FDI VN vẫn phát triển tốt, vẫn đủ khả năng đuổi kịp các nước nhờ huy động nội lực.

Nhóm phân tích kinh tế của GSTS Đỗ Hoài Nam (giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia) cảnh báo đây là một quan niệm phiến diện và sai lầm, nhưng nguy hiểm là quan niệm này dễ được nâng lên thành quan điểm chỉ đạo. Nó có nguồn gốc từ cách hiểu truyền thống về độc lập tự chủ kinh tế mà nay đã không còn thích hợp trong quan điểm phát triển mới (độc lập về đường lối, giữ vững ổn định vĩ mô và có tiềm lực kinh tế đủ mạnh).

Người ta đang lo ngại quan niệm truyền thống bị đẩy lên mức cực đoan thành một thứ “sôvanh nước nhỏ” một cách khéo léo khó nhận biết.

Không phủ nhận “sự sụt giảm của dòng FDI có nguyên nhân sức hút quá mạnh của Trung Quốc”, nhưng đây không phải là nguyên nhân chủ yếu. Có những nguyên nhân quan trọng khác thuộc về yếu kém từ bên trong như chi phí đầu vào quá cao, cải cách hành chính lẫn cải cách doanh nghiệp nhà nước đều quá chậm, những nỗ lực điều chỉnh cơ cấu thiếu đồng bộ, không nhất quán, xu hướng bao cấp, bảo hộ, độc quyền tăng làm giảm hiệu quả của những cố gắng hội nhập...

Cách phản ứng chính sách chung quanh vấn đề nội địa hóa xe máy cuối 2002 - đầu 2003 chỉ là một ví dụ đơn lẻ, song nó thể hiện cách đặt vấn đề FDI của ta chưa có chiến lược và bài bản rõ ràng.

Vì thế, khi phải xử lý tình huống, chúng ta thường dễ rơi vào tình cảnh bị động, giật cục và tự làm giảm uy tín quốc gia. Hệ quả là một nguồn lực, đồng thời là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu về mặt dài hạn này đã không được huy động và tận dụng tốt.

Có một thực tế trái ngược bộc lộ rõ trong khoảng 4-5 năm trở lại đây rất đáng lưu ý: dòng ODA (viện trợ phát triển) tiếp tục duy trì ở mức cao, chứng tỏ các nhà tài trợ phát triển chính thức - các chính phủ và các định chế tài chính quốc tế - đánh giá cao triển vọng phát triển của VN. Nhưng dòng FDI lại rơi vào tình trạng đáng buồn vì chưa thấy rõ lắm dấu hiệu phục hồi. Điều đó phản ánh sự lo ngại của các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài về độ rủi ro cao khi đổ tiền vào VN.

Đối với họ, mặc dù VN được chấm điểm cao về sự ổn định chính trị, song môi trường chính sách và môi trường kinh doanh không được điểm cao vì tính không rõ ràng của quyết tâm và lộ trình cải cách, sự không nhất quán trong các ứng xử chính sách và giải pháp.

Trong khi đó, triển vọng rút ngắn cuộc “chạy việt dã” công nghiệp hóa, hiện đại hóa của VN nhìn từ góc độ nguồn lực đầu vào phụ thuộc không nhỏ vào chất lượng FDI. Bức tranh FDI hiện tại cho thấy có tới 70% đến từ châu Á mà phần lớn là của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên vị thế và uy tín không cao.

Xét theo phương diện tiềm lực công nghệ, quản lý, vốn và thị trường thì đây chỉ là dòng FDI “hạng 2” của thế giới. Trong số 500 công ty xuyên quốc gia chỉ mới có gần 100 công ty vào làm ăn ở VN với qui mô không lớn. Đành rằng không nên đánh giá thấp dòng vốn FDI “hạng 2” này, nhưng nếu đa số FDI đổ vào VN có chất lượng như vậy thì khó mà tạo được bứt phá.

Theo nhiều nhà đầu tư nước ngoài, sở dĩ vốn FDI từ châu Á vào VN cao là vì chỉ có các nhà kinh doanh châu Á, nhất là Đông Á, do đặc thù về văn hóa kinh doanh mới có thể chấp nhận, thích nghi, tồn tại và thu lợi được trong môi trường kinh doanh của VN.

Tính chụp giật, xoay xở, tệ quan liêu, tham nhũng, môi trường chính sách thường xuyên thay đổi không thể là nơi mà các công ty lớn làm ăn nghiêm túc chọn để đầu tư tài sản của mình.

Tuy nhiên, các chuyên gia tâm huyết cũng cảnh báo rằng trong lúc sa sút FDI thì càng phải để tâm nhiều hơn đến chất lượng của nó, không nên nới lỏng những đòi hỏi hay tiêu chuẩn chất lượng để cố thu hút thật nhiều theo kiểu bảo đảm số lượng, sẵn sàng hi sinh chất lượng.

Nhóm của GSTS Đỗ Hoài Nam đề nghị phải coi đây là lúc suy ngẫm lại bài học về hậu quả cơ cấu hướng nội mà dòng FDI những năm trước để lại nhằm thay đổi mạnh mẽ tư duy liên quan đến chính sách FDI. Một cuộc tính sổ đầy đủ sẽ bật ra các giải pháp cần thiết để sớm đổi chiều FDI.

LÊ ĐÔNG ĐÔ

 

VnExpress
Thứ năm, 25/12/2003

Việt Nam tạm ngừng nhập thịt bò Mỹ 

Cục trưởng Thú y (Bộ NN&PTNT) Bùi Quang Anh cho VnExpress biết, kể từ hôm nay, Cục sẽ không ký bất cứ đơn hàng nhập khẩu nào liên quan tới thịt bò xuất xứ từ Mỹ cho đến khi Washington chứng minh được trường hợp bò điên đầu tiên không ảnh hưởng đến chất lượng các mặt hàng có liên quan.

"Những lô hàng đã ra khỏi cảng của Mỹ, đang trên đường tới Việt Nam cũng sẽ chỉ được chấp nhận nếu phía Mỹ chứng minh được xuất xứ của nó không liên quan đến trường hợp bò điên này", ông Anh khẳng định.

Cục trưởng Bùi Quang Anh cho biết thêm, trong sáng nay đã nhận được hồ sơ về trường hợp bò điên đầu tiên từ Cục Nông nghiệp của Đại sứ quán Mỹ. "Kết quả chính thức còn đang chờ xét nghiệm tại một phòng thí nghiệm ở Anh", ông nói.

Cục Thú y là cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc nhập khẩu thịt bò vào Việt Nam. Theo ông Bùi Quang Anh, nguồn nhập khẩu chính của Việt Nam hiện nay là Australia và New Zealand. Argentina cũng đang đề nghị mở cửa thị trường thịt bò cho họ. "Thịt bò từ Mỹ chỉ chiếm một phần rất nhỏ, chủ yếu dưới dạng bột xương và bột thịt, dùng làm thức ăn gia súc. Và tất cả đều không được dùng cho động vật nhai lại", ông Anh nhấn mạnh. Riêng thịt bò Canada, đã bị cấm nhập khẩu hoàn toàn kể từ khi nước này phát hiện ra một ca bệnh.

Trung Đại - Song Linh - Minh Châu

 

VnExpress
Thứ tư, 17/12/2003

Bước đệm để thu hút FDI vào năm 2004

Việc VN tham gia ký kết các hiệp định đầu tư với Nhật Bản, Hàn Quốc, hợp tác xúc tiến đầu tư với Singapore... được nhiều chuyên gia kinh tế nhận định là bước đệm quan trọng trong năm nay và có thể tạo nên sự bùng nổ nguồn vốn FDI vào năm 2004.

Điểm nhấn đầu tiên là mối quan hệ song phương giữa VN và Nhật Bản được nâng lên tầm cao mới. Bắt đầu bằng việc Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Nhật Bản vào tháng 4, sự kiện quan trọng trong việc tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa hai nước, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn ODA và FDI từ xứ sở hoa anh đào. Tại chuyến đi này, một bản Sáng kiến chung đã được nguyên thủ hai quốc gia đưa ra để cải thiện môi trường đầu tư của VN. Nội dung chính là đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm hình thành và thực hiện các chiến lược để tác động vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, xem xét lại toàn bộ các luật và quy định liên quan đến môi trường kinh doanh, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế và FDI vào VN. Đầu tháng 12, bản báo cáo cuối cùng của Sáng kiến chung đã được hai bên đi đến thống nhất. Theo đó, một chương trình hành động gồm 44 điểm cụ thể VN nhanh chóng được thực hiện để cải thiện môi trường đầu tư.

Ngày 14/11, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa VN và Nhật Bản cũng đã được hai quốc gia ký kết. Theo đó, tất cả các dự án đầu tư của doanh nhân hai nước sẽ được bảo đảm quyền lợi ngang nhau tại cả VN và Nhật Bản (theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc). Các quy định hạn chế, cản trở hoạt động đầu tư song phương dưới bất kỳ hình thức nào sẽ bị bãi bỏ. Trước VN, Nhật Bản chỉ ký một hiệp định tương tự với Mỹ và Singapore.

Những con số ước tính đầu tư nước ngoài vào VN năm 2003 (trong ngoặc là năm 2002):

Vốn thực hiện: 2,65 tỷ USD (2,59 tỷ USD). Đăng ký mới: 1,550 tỷ USD (1,362 tỷ USD). Tăng thêm: 1,150 tỷ USD (1,136 tỷ USD).

Số dự án tăng vốn: 345 (316).

Xuất khẩu: 6,2 tỷ USD (4,542 tỷ USD). Nhập khẩu: 8,6 tỷ USD (6,5 tỷ USD).

Số lao động: 665.000 người (620.000 người).

Nhấn mạnh về ý nghĩa của việc thông qua Hiệp định đầu tư và Sáng kiến chung giữa hai nước, ông Dương Đức Ưng, Vụ trưởng Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, Hiệp định đầu tư quy định những ưu đãi mà doanh nghiệp Nhật Bản sẽ được hưởng khi đầu tư vào VN. Còn thỏa thuận được nêu ra trong Sáng kiến chung là một bước hiện thực hóa những nội dung trong Hiệp định mà hai nước vừa ký kết, tạo thuận lợi, an tâm cho các doanh nghiệp xứ sở hoa anh đào khi vào VN, giúp VN hội nhập sâu hơn với thế giới mà đặc biệt là quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sắp tới.

Theo các chuyên gia kinh tế, những thỏa thuận, ưu đãi mà VN dành cho Nhật Bản cho thấy, trong thời gian tới, nước này vẫn sẽ là đối tác số một của VN trong việc thu hút ODA và FDI. "Việc giữ chân, cũng như thu hút thêm doanh nghiệp Nhật Bản dồn vốn vào VN có ý nghĩa rất quan trọng. Quốc gia này được biết đến như là một trong những nước có dòng vốn đầu tư đổ ra nước nhiều nhất. Bên cạnh đó, Nhật Bản lại luôn nằm trong top dẫn đầu về viện trợ ODA cũng như đầu tư trực tiếp vào VN nên các doanh nghiệp nước ngoài khác thường dõi theo bước chân của họ", ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giải thích.

Cột mốc quan trọng tiếp theo là vào tháng 9, VN ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư sửa đổi với Hàn Quốc. Thỏa thuận mà hai nước đạt được thông qua sự kiện này là tạo dựng một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; đồng thời, hợp tác nhằm giải quyết nhanh chóng và minh bạch các vấn đề nảy sinh trong các vấn đề về kinh tế. "Quan hệ VN và Hàn Quốc đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Hàn Quốc Park Kwan Yong tại Hà Nội ngày 30/9 vừa qua.

Một sự kiện được nhiều nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận trong năm là Nghị định về cổ phần hoá doanh nghiệp FDI. Mục đích là giúp các công ty có vốn nước ngoài đa dạng hóa hình thức đầu tư, mở thêm kênh huy động vốn trong và ngoài nước, tăng lượng hàng hóa cho thị trường chứng khoán. Dự kiến, đến tháng 5/2004, sẽ có khoảng 20-25 công ty được tiến hành thí điểm, tiến tới có thể nhân rộng hơn nữa mô hình này.

Bên cạnh việc tạo một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài thì việc tiếp thị cho các doanh nhân các nước tìm đến VN cũng đã bắt đầu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng cường. Hiện nay, theo ông Thắng, hiện phần lớn các nhà đầu tư đều tự tìm đến VN, số doanh nghiệp được mời vào chưa có, đặc biệt là những dự án lớn, có tác động thay đổi cơ cấu của nền kinh tế. "Nguyên nhân là do hoạt động xúc tiến đầu tư của chúng ta còn quá chung chung, không biết đối tác muốn gì và cần gì nên không thể lôi kéo được họ", ông Thắng nói.

Để chủ động lôi kéo nhà đầu tư nước ngoài đến VN, tại Chương trình Xúc tiến đầu tư mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang soạn thảo, thời gian tới, hoạt động này sẽ theo hướng, chủ động phân loại, nghiên cứu kỹ các đối tác của các quốc gia khác thông qua mạng lưới cộng tác viên, đầu mối ở nước ngoài. Việc phân loại đối tác sẽ có trọng tâm, trọng điểm, xem doanh nghiệp nào có khả năng đáp ứng các yêu cầu về đầu tư... "Tất cả vấn đề trên phải được tìm hiểu và phân tích kỹ thì hoạt động xúc tiến đầu tư mới thật sự đem lại hiệu quả. Hiện chúng tôi đang nghiên cứu đề xuất với Chính phủ cho phép trích 1% các khoản thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ công tác xúc tiến đầu tư", ông Thắng cho biết.

Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổ chức các đoàn khảo sát đi rà soát lại tất cả quy hoạch ngành, quy hoạch vùng nhằm có sự liên kết chung trong quy hoạch tổng thể. Trên cơ sở đó sẽ xác định rõ những gì VN cần, các dự án thuộc loại nào... để lập danh mục các dự án. Và, khi đã có danh mục này rồi, bất kỳ nhà đầu tư nào có nhu cầu và chọn dự án trong danh mục sẽ được cấp phép ngay mà không phải bàn lại vấn đề quy hoạch, địa điểm như thời gian vừa qua.

Bên cạnh đó, ba trung tâm xúc tiến đầu tư tại Bắc - Trung - Nam cũng đang được xây dựng. Những nơi này sẽ trở thành địa chỉ tin cậy của doanh nghiệp, đặc biệt là cung cấp miễn phí các dịch vụ cho nhà đầu tư. Hiện, Cục đầu tư nước ngoài cũng đang khảo sát và tổng kết tất cả những vướng mắc, từ các loại hình dịch vụ cho đến hệ thống luật lệ chính sách, quản lý điều hành... trình lên Chính phủ để rà soát điều chỉnh lại, tạo một môi trường đầu tư thông thoáng.

Cùng với việc tự tiếp thị hình ảnh của mình đối với các doanh nghiệp nước ngoài, một chương trình hợp tác xúc tiến đầu tư đã được VN và Singapore ký kết nhằm tận dụng những lợi thế của từng nước, lôi kéo các nhà đầu tư. Theo thỏa thuận này, Singapore sẽ chịu trách nhiệm kêu gọi đầu tư từ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, đồng thời tìm hiểu tình hình tài chính, khả năng của các doanh nghiệp dự định bỏ vốn làm ăn tại VN. Còn VN sẽ tạo môi trường thuận lợi về cơ chế, chính sách nhanh nhất để các nhà đầu tư nước ngoài an tâm vào đây. Sau đó, các dự án này sẽ được Singapore giúp xuất khẩu hàng hoá ra thị trường thế giới.

Ở tầm địa phương, hoạt động xúc tiến đầu tư năm nay cũng diễn ra ở khắp các địa phương như Thái Bình, Gia Lai... Điều này được các chuyên gia của bộ nhìn nhận là những hoạt động tự tiếp thị rất tốt để đưa ra những ưu đãi cụ thể mời chào các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm đến.

"Với tất cả những tiền đề nêu trên, nếu không có những đột biến thì năm 2004, vốn FDI đổ vào VN có thể sẽ ấn tượng hơn nhiều so với năm nay", ông Thắng nhận xét.

Năm 2003 còn được coi là năm rất thành công của VN trong lĩnh vực đối ngoại, đánh dấu bằng sự kiện cộng đồng các nhà tài trợ cam kết viện trợ cho VN 2,84 USD vốn ODA - mức kỷ lục trong 10 năm chính thức nhận viện trợ của cộng đồng quốc tế. Số ODA cam kết tiếp tục thể hiện sự thừa nhận và ủng hộ mạnh mẽ của thế giới đối với nỗ lực của VN trong công cuộc cải cách kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đẩy nhanh tăng trưởng GDP. 

Thứ tự các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào VN đến hết năm 2003 (ước tính):

Vốn cấp mới năm 2003:

1 - Đài Loan: 293,8 triệu USD với 151 dự án.
2 - Hàn Quốc: 249,2 triệu USD - 147 dự án.
3 - British Virgin Island: 193 triệu USD - 24 dự án.
4 - Trung Quốc: 137,6 triệu USD - 51 dự án.
5 - Australia: 110 triệu USD - 11 dự án.
6 - Hong Kong: 102,7 triệu USD - 35 dự án.
7 - Nhật Bản: 78,5 triệu USD - 40 dự án.
8 - Singapore: 45,6 triệu USD - 21 dự án.
9 - Mỹ: 44,7 triệu USD - 17 dự án.
10 - Thái Lan: 41,8 triệu USD - 9 dự án.

Vốn đăng ký tích luỹ:

1 - Singapore: 7,3 tỷ USD - 283 dự án.
2 - Đài Loan: 5,8 tỷ USD - 1.070 dự án.
3 - Nhật Bản: 4,4 tỷ USD - 414 dự án.
4 - Hàn Quốc: 4 tỷ - 645 dự án.
5 - Hong Kong: 3 tỷ USD - 287 dự án.
6 - Pháp: 2,1 tỷ USD - 134 dự án.
7 - British Virgin Island: 2 tỷ USD - 185 dự án.
8 - Hà Lan: 1,7 tỷ USD - 51 dự án.
9 - Thái Lan: 1,4 tỷ USD - 118 dự án.
10 - Anh: 1,1 tỷ USD - 50 dự án.

Vốn thực hiện:

1 - Nhật Bản: 3,9 tỷ USD.
2 - Singapore: 2,9 tỷ USD.
3 - Đài Loan và Hàn Quốc: 2,5 tỷ USD.

Hiện cả nước có 4.266 dự án với số vốn đăng ký là 40,5 tỷ USD.

Ngọc Quang

 

Nhân Dân Điện Tử
22-12-2003

Hai năm Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ
Tận dụng thị trường Mỹ

Năm đầu thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (năm 2002), kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ tăng 500%. Đến tháng 6-2003, Mỹ đã trở thành thị trường lớn nhất của Việt Nam. Kết quả trên cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã chứng tỏ được tính năng động và khả năng tận dụng được cơ hội từ thị trường Mỹ.

Năm 2002, năm đầu tiên sau khi Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Mỹ được ký kết, kim ngạch các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng 500%, trong đó hàng may mặc tăng gần 1.800%.

Đến tháng 6-2003, Mỹ đã trở thành thị trường lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của việt Nam, so với chỉ 5% trước năm 2002. Hàng xuất khẩu và đầu tư của Mỹ qua Việt Nam cũng sẽ tăng dần khi những cam kết từ phía Việt Nam được thực hiện dần trong những năm sắp tới.

Trái với nhiều nhận xét rằng Hiệp định Thương mại đã làm lợi cho Việt Nam nhiều hơn vì cân bằng kim ngạch xuất khẩu nghiêng về phía Việt Nam, trên thực tế hàng xuất khẩu Việt Nam qua Mỹ đã làm lợi cho kinh tế Mỹ rất nhiều (đặc biệt là giới tiêu thụ ở Mỹ) vì họ đã mua được hàng với giá thấp hơn giá mà trước đó họ phải trả khi nhập từ những nước khác (vì vậy họ mới nhập).

Kết quả thực tế cũng đã đánh đổ một số định kiến ban đầu đánh giá thấp khả năng của doanh nghiệp Việt Nam là thiếu khả năng thu thập thông tin, thiếu quy mô và tổ chức để có thể tăng sản xuất cả về chất lẫn lượng và thâm nhập vào một thị trường mới, lớn và phức tạp như thị trường Mỹ.

Doanh nghiệp Việt Nam đã chứng tỏ được tính năng động và khả năng tận dụng được những cơ hội từ thị trường Mỹ. Đây là một thành quả thật sự ngoạn mục và có thể nói ngoài những dự đoán lạc quan nhất.

Giới hạn có chăng, từ thị trường Mỹ, chỉ là ở mức hạn ngạch và một số vấn đề phát sinh từ bản chất cạnh tranh tự nhiên của một số nhóm đặc quyền bị ảnh hưởng ở Mỹ (như trường hợp cá ba sa). Dần dà doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ học được cách đối phó và xử lý những vấn đề này như những nước khác đã từng vượt qua sau thời gian làm ăn ban đầu với Mỹ. Giá trị của tự do mậu dịch chỉ trong một năm đầu đã được khẳng định. Cả hai phía đều có lợi lớn.

Với mức độ tăng trưởng nhanh trong năm 2002, bắt đầu từ một mức rất thấp của năm 2001, trong tương lai chắc chắn là mức độ tăng trưởng của năm 2002 không thể duy trì được. Một phần vì một số doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu trong nước đã tận dụng năng suất của họ; vì giá ở Mỹ đã bão hòa, xuống tới mức không có lợi để xuất thêm; và vì mức độ cạnh tranh ở Mỹ đã gây ra một số rào cản. Trong sáu tháng đầu năm 2003, hàng xuất qua Mỹ chỉ tăng 154% (tính trung bình cả năm) so với 504% của năm trước, phần lớn là do hàng may mặc xuất đi giảm chỉ còn 178% so với mức tăng gần 1.800% của năm trước.

Tổng kim ngạch xuất khẩu qua Mỹ cho cả năm 2003 dự tính sẽ tăng khoảng 90% so với năm 2002 (ở mức khoảng 4,5 tỷ USD). Trong đó hàng may mặc tăng 130% lên 2 tỷ USD (mặc dù hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ chỉ là 1,7 tỉ USD, con số này là do ứng trước hạn ngạch của năm 2004); các mặt hàng khác tăng 120% lên khoảng 1,2 tỷ USD và sản phẩm thô tăng 30%, trị giá khoảng 1,3 tỷ USD.

Mỹ là một thị trường quan trọng cho sự thành công của chiến lược công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu. Tất cả những nước và lãnh thổ phát triển ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (trong những thập niên 1960 và 1970), và Singapore, Thái-lan, Malaysia (trong những thập niên 1970 và 1980) đều đã nhờ vào xuất khẩu sang thị trường Mỹ để xây dựng nền tảng phát triển lâu dài. Xuất khẩu sang Mỹ của những nước này vào giai đoạn đang phát triển chiếm đến 40-50% tổng kim ngạch xuất khẩu của họ. Đây cũng là cơ hội cho những công ty nhỏ và vừa ở các nước này phát triển, đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước của những nước này.

Trong một số khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, phần lớn có thái độ lạc quan về tiềm năng của thị trường Mỹ. Tuy nhiên một số khác có vẻ bi quan trước những sự kiện bảo hộ của Mỹ qua trường hợp cá ba sa và hạn ngạch hàng may mặc.

Nhưng dù sao đi nữa Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất và tương đối "mở" nhất cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Mỹ nhập 50% nhiều hơn cộng đồng châu Âu những hàng chế tạo, kể cả dệt may, mặc dù GDP của EU lớn hơn Mỹ. Để xử lý tốt hơn những rủi ro khách quan từ thị trường Mỹ, cả doanh nghiệp lẫn Nhà nước cần tích cực phát triển một hệ thống thông tin chuẩn về cả thị trường lẫn thiết lập quan hệ với các nhóm có quyền lợi trên thương trường ở Mỹ, để từ đó có khả năng dự đoán sự cố và thiết lập những kế hoạch vận động hành lang thích hợp.

Thách thức còn lại là năng suất của doanh nghiệp trong nước và khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng so với các nước đang phát triển khác, chủ yếu là Trung Quốc.

Để vượt qua thách thức này và để nắm bắt được những cơ hội từ Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, cái mà doanh nghiệp trong nước cần nhất là một môi trường kinh tế thông thoáng, hợp lý hơn để họ mạnh dạn đầu tư, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đầu tư nước ngoài cũng cần được khuyến khích một cách tích cực và cụ thể hơn, không phải chỉ ở mức độ đầu tư (phần lượng) mà quan trọng hơn nữa là để kích thích và bổ sung cho nội lực phát triển trong nước (phần chất).

Phát huy nội lực một cách toàn diện và khẩn trương là yếu tố quyết định. Doanh nghiệp trong nước đã chứng tỏ được họ biết phải làm gì và sẵn sàng làm những việc họ cần làm. Còn lại là vai trò của Nhà nước, không phải là ở những chính sách ưu đãi, mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp mạnh dạn làm được những gì họ cần làm.

TRẦN SĨ CHƯƠNG (Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Kinh tế và Quản trị Hoa Kỳ JRA) (Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

 

VietNamNet
21-12-2003

Ưu tiên đến đâu thì vừa?

Trong tuyển sinh hiện nay đang có 3 hình thức ưu tiên: cử tuyển, dự bị dân tộc và cộng điểm. Thế nhưng ở kiểu nào cũng phát sinh bất cập và nếu không nhanh chóng có sự thay đổi, sẽ dẫn đến lãng phí đào tạo và làm mất đi sự công bằng.

Từ năm 1990, Bộ GD - ĐT mở hệ cử tuyển tại một số trường ĐH, CĐ để cung ứng nhân lực là người dân tộc thiểu số cho vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Năm nào chỉ tiêu cử tuyển cũng tăng lên nhưng không năm nào "dùng" hết số lượng này. Từ năm 1997 đến nay, có năm chỉ tuyển đạt 61 - 62%. Giải thích việc "cho mà vẫn dùng không hết" này, tỉnh nói trung ương 'giao chỉ tiêu chậm", trung ương bảo tỉnh không chủ động lên kế hoạch. Theo ông A Ma Phong, Trưởng ban dân tộc, UBND tỉnh Đăk Lăk, chỉ tiêu cử tuyển đến tháng 7 "trên" mới đưa về, Hội đồng tuyển sinh cử tuyển chỉ có một tháng để thông báo thông tin từ tỉnh xuống huyện, xã và làm các thủ tục tuyển, cử.

Ông Bành Tiến Long, Vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH nhận xét, một số địa phương tuyển không đúng đối tượng, không công khai dân chủ, tùy tiện trong xác định hộ khẩu và hoàn thiện hồ sơ nên còn nhiều tình trạng tố cáo, khiếu nại. Chẳng hạn, ở Lai Châu năm 2001 đã phát hiện 13 trường hợp man trá hồ sơ.

Nhưng chuyện đáng bàn hơn cả là số sinh viên cử tuyển này sau khi ra trường hầu như không đạt mục tiêu "tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số" theo như nhận định của bà Đinh Minh Hoái, Phó Chủ tịch UBNND tỉnh Quảng Ngãi. Ông Trần Văn Thuật, Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc, Ủy ban Dân tộc và miền núi cho hay: Có đến hơn 10 địa phương không báo cáo được cụ thể số học sinh đã được cử đi học và về công tác. Ở địa phương có báo cáo thì sao? Thống kê của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Quảng Ngãi từ năm 1991 đến nay cho thấy, ở tỉnh này, chưa đến 2/3 số sinh viên cử tuyển về đúng nơi đúng chốn. Số còn lại "đầu quân" về cơ quan ở thị xã, ở tỉnh hoặc theo chồng về tỉnh khác.

Cũng theo ông Thuật, sinh viên cử tuyển không tìm được việc là do địa phương không còn biên chế. Bên cạnh đó, chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo được giao còn mang tính áp đặt, chưa phù hợp với nhu cầu nhân lực và điều kiện của địa phương. Nhiều ngành nghề được đào tạo về địa phương không bố trí được công tác, gây lãng phí. Một số ngành cần thì không có chỉ tiêu hoặc rất ít. Bản thân học sinh lại thích đăng ký sư phạm, y, dược chứ ít chọn Nông lâm – là những ngành mà vùng cử đi rất cần nguồn nhân lực.

Cộng điểm: mức chênh lệch quá cao

Ngoài chính sách cử tuyển, trong tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ GD - ĐT hiện đang thực hiện ưu tiên theo khu vực và đối tượng. Đây là vấn đề nhạy cảm và gây tranh cãi về sự công bằng trong giáo dục đã nhiều năm nay.

Thí sinh dự thi ĐH, CĐ được chia thành 10 đối tượng và 3 khu vực, trong đó có 9 đối tượng và 2 khu vực thuộc diện ưu tiên - được cộng điểm để xét trúng tuyển. Từ năm 2000 đến năm 2003, tỷ lệ thí sinh thuộc đối tượng được ưu tiên đỗ ĐH so với tổng số thí sinh trúng tuyển tăng từ 65,27% lên tới 73,35%. Tính theo mức ưu tiên khu vực, năm 2003, khu vực 1 có điểm ưu tiên cao nhất cũng là nơi có tỷ lệ thí sinh trúng tuyển cao nhất với gần 33%, hơn gấp đôi số thí sinh trúng tuyển không thuộc khu vực ưu tiên (khu vực 3).

Những con số này, một mặt thể hiện sự ưu đãi về cơ hội học tập cho học sinh ở các vùng miền điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn. Nhưng mặt khác, cũng đáng suy ngẫm về đầu vào của ĐH. Nguyên nhân của sự chênh lệch này xuất phát từ những thay đổi của tuyển sinh. Trước năm 2003, các trường chủ động quy định mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực và đối tượng ưu tiên gần kề từ 0,5 đến 1,5 điểm. Năm 2003, quy định này được thống nhất là 1 điểm, dẫn tới mức chênh lệch giữa đối tượng được ưu tiên cao nhất và không được ưu tiên lên tới 5 điểm. Một bất cập khác nữa là quy định lấy hộ khẩu thường trú làm cơ sở ưu tiên khu vực cũng đã gây bất bình trong dư luận vì dễ bị lợi dụng: Thí sinh "chạy" hộ khẩu để được hưởng ưu tiên.

Ưu tiên thế nào cho hợp lý?

Tại hội thảo về chính sách cử tuyển diễn ra ngày 18/12, Bộ GD - ĐT đề cập đến giải pháp "dự bị ĐH" như một cách giải quyết hợp lý dung hòa những bất cập của chính sách cử tuyển và cộng điểm. Dự bị ĐH là hình thức trường đại học chọn những thí sinh người dân tộc thiểu số, con liệt sỹ, thương binh, con em các dân tộc vùng khó khăn dựa vào kết quả thi tuyển. Số học sinh này được bồi dưỡng văn hóa một năm, sau đó vào học chung với sinh viên các lớp ĐH, CĐ khác. Ông Bành Tiến Long đề nghị kéo dài thời gian học dự bị thành 2 năm, giảm số môn học của hệ này từ 8 xuống 5 (gồm 3 môn thi ĐH và Ngoại ngữ, Tin học), đồng thời tăng chỉ tiêu đào tạo của hệ này.

Còn với chính sách ưu tiên theo đối tượng và khu vực, ông Long đề xuất rút mức điểm chênh lệch từ 1 xuống 0,5; lấy nơi học và tốt nghiệp THPT làm cơ sở ưu tiên khu vực thay cho hộ khẩu; điều chỉnh lại khu vực và đối tượng được ưu tiên.

Bà Trần Thị Tâm Đan, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội cho rằng, không nên ưu tiên tuyển sinh bằng cách cộng điểm quá nhiều.

Những đề xuất thay đổi mang tính kỹ thuật trên nhằm điều chỉnh hiện tượng lợi dụng khe hở. Tuy nhiên, ở đây phải nhấn mạnh đến vai trò của các địa phương: đề xuất kế hoạch và nhu cầu về nguồn nhân lực, tạo chiến lược tiếp nhận người học trở về. Có như vậy thì ưu tiên trong tuyển sinh mới đảm bảo đến nơi đến chốn.

Hạ Anh

 

NGƯỜI LAO ĐỘNG
21/12/2003

Vì sao doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thích thuê chuyên gia có trình độ cao người Việt Nam?

Chuyện các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thích thuê chuyên gia có trình độ cao người nước ngoài hơn là thuê chuyên gia người Việt Nam là câu chuyện có thật và không phải là câu chuyện mới.

Nhưng chớ cho rằng sở dĩ có tình trạng đó là các chuyên gia của chúng ta trình độ thấp hơn các chuyên gia ngoại quốc, vì điều chúng tôi muốn nói là các chuyên gia có trình độ ngang nhau. Cũng không phải là do các doanh nghiệp đó “chuộng ngoại”, vì các nhà kinh doanh thực thụ bao giờ cũng lấy hiệu quả làm đầu chứ không chạy theo “mốt”.

Lý do đơn giản là thuê các chuyên gia nước ngoài rẻ hơn rất nhiều so với thuê một chuyên gia có trình độ tương đương người Việt Nam. Nói chính xác hơn là để cho một người lao động có mức lương thực lãnh bằng nhau, đối với người Việt Nam doanh nghiệp phải trả một khoản tiền cao hơn so với người nước ngoài. Vì sao vậy? Vì người lao động Việt Nam bị đánh thuế thu nhập cao hơn.

Hãy làm một bài tính đơn giản sẽ thấy ngay điều đó. Với mức thuế suất thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành, chẳng hạn một chuyên gia Việt Nam và một chuyên gia người Philippine cùng làm việc tại một doanh nghiệp ở Việt Nam có cùng một mức lương thực lãnh là 1000 USD, doanh nghiệp chỉ phải trả thêm thuế thu nhập là 54 USD trong khi đối với người Việt Nam doanh nghiệp phải trả tới 442 USD tiền thuế.

Nghĩa là, để thuê một chuyên gia bậc vừa, nếu là người Việt Nam, doanh nghiệp phải tốn thêm 388 USD chi phí. Cách thuê chuyên gia bậc bao hơn một chút với mức lương thực lãnh là 1.500 USD, doanh nghiệp phải trả thêm 1.370 USD tiền thuế cho người Việt Nam trong khi thuê người nước ngoài doanh nghiệp chỉ phải trả thêm 148 USD tiền thuế, nghĩa là doanh nghiệp phải thiệt tới 1.222 USD. Theo mức thuế lũy tiến từng phần hiện hành, chuyên gia trình độ càng cao thì doanh nghiệp càng bị “lỗ”: nếu mức lương thực lãnh là 2500 USD, thuế trả cho người Việt nam lên tới 3.227 USD so với 398 USD trả cho người nước ngoài; với mức lương thực lãnh 4000 USD, thuế trả cho người Việt Nam là 6013 USD trong khi người nước ngoài chỉ phải trả 993 USD...

Với tình trạng đó, không chỉ các doanh nghiệp có vốn rất có khả năng các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ phải thuê chuyên gia có trình độ cao người nước ngoài đến làm việc cho mình. Rõ ràng là mức thuế thu nhập hiện hành đã và đang làm cho Việt Nam không có khả năng cạnh tranh về mặt chi phí lao động. Và đặc biệt, nó không khuyến khích việc đào tạo và phát triển lực lượng lao động có trình độ cao và các nhân tài trong nước. Không chỉ người Việt Nam mà cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng không tán mức thuế cao và bất bình đẳng quá đáng này.

Tại kỳ họp của Quốc hội vừa rồi, Chính phủ cũng nhấn mạnh rằng, trong những biện pháp trước mắt nhằm “thu hút mạnh mẽ hơn hữa đầu tư trực tiếp của nước ngoài”, ngoài việc giải quyết vướng mắc về thủ tục và cách làm việc của bộ máy hành chính, khắc phục tình trạng giá dịch vụ quá cao so với khu vực, cơ chế hai giá, còn có việc “khắc phục mức thuế thu nhập cá nhân chưa khuyến khích sử dụng chuyên gia Việt Nam”.

Hiện nay Chính phủ đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi Pháp lệnh thuế thu nhập của người có thu nhập cao, trong đó có dự kiến nâng mức thu nhập chịu thuế của người Việt Nam từ 3 triệu đồng lên 4 triệu đồng, bỏ mức thuế thu nhập bổ sung áp dụng cho người Việt Nam, giảm mức thuế suất tối đa cho cả người trong nước lẫn người nước ngoài, mở rộng thêm khoảng cách của các bậc chịu thuế... Tuy nhiên, việc sửa đôi đổi vẫn chưa khắc phục được bao nhiêu tình trạng bất hợp lý nói trên.

Trong khi đó, Nhà nước lại không có những biện pháp hữu hiệu để chống thất thu thuế, bởi thuế thu nhập hiện nay hầu như chỉ thu được đối với những người làm trong các cơ quan hoặc công ty bằng cách khấu trừ thẳng vào tiền lương, còn phần lớn những người có “thu nhập cao” khác Nhà nước lại không thu được bao nhiêu.

Nếu như chúng ta giảm nghĩa vụ thuế thu nhập xuống bằng các nước trong khu vực và giảm nghĩa vụ thuế thu nhập đối với người Việt Nam xuống bằng người nước ngoài làm việc ở Việt Nam, đồng thời đưa ra các biện pháp hữu hiệu chống thất thu thuế, thì chắc rằng tổng số tiền thuế mà nhà nước thu được từ sắc thuế này sẽ lớn hơn nhiều so với chính sách thuế vừa nghiêm khắc (đối với người chịu nộp thuế) vừa thả lỏng (đối với người không chịu nộp thuế) như hiện nay.

Ngành thuế hình như đang thu hẹp trách nhiệm của mình vào những đối tượng có thể “mượn tay” người khác quản lý được (thu thuế thông qua sổ sách của cơ quan, doanh nghiệp), còn những đối tượng trong diện thu nhập chịu thuế mà không thuộc cơ quan đơn vị nào thì ngành thuế coi như không thuộc trách nhiệm của mình. Thành thử việc thất thu thuế thu nhập không ai chịu trách nhiệm cả...

Hoàng Hải Vân (TNO)

 

NDDT 1/3/03
Nhìn lại năm 2002

Giá cả ổn định, nhưng cần có giải pháp cho năm 2003

Nhìn lại diễn biến giá cả trong năm 2002, có một số nét nổi bật. Đó là, thực phẩm là nhóm hàng tăng cao nhất 7,9%, sau đó là nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 7,1%. Nhóm hàng văn hóa, giải trí, thể dục - thể thao giá lại giảm 1%. Còn lại các nhóm hàng khác giá tăng thấp nhất từ 0,5% như dược phẩm y tế, tăng cao nhất 3,6% là nhóm đồ uống và thuốc lá. Chỉ số giá tiêu dùng khu vực nông thôn trong cả nước chỉ tăng 3,7%, thấp hơn so với chỉ số giá chung của cả nước là 0,3%. Giá vàng năm 2002 tăng 19,4% so với năm 2001, đây là năm giá vàng tăng cao nhất trong vài năm gần đây, tại thời điểm những ngày cuối năm có ngày giá vàng đã lên tới 660.000 đồng/chỉ. Giá USD trong năm 2002 tương đối ổn định, chỉ tăng 2,1% so với năm 2001.

Những nguyên nhân chủ yếu làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng 4% trong năm 2002:

Một là, mặc dù năm 2002 có nhiều khó khăn và thách thức cả ở trong và ngoài nước, nhưng tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước đạt 536.000 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2001, nền kinh tế vẫn tăng trưởng ổn định và đạt được kết quả toàn diện. Tốc độ tăng trưởng ổn định theo xu hướng tăng dần ở hầu hết các địa phương trọng điểm.

Sản xuất và chế biến sản phẩm hàng hóa đã gắn nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Kinh tế tăng trưởng, thu ngân sách vượt kế hoạch và tăng hơn 12% so với 2001. Điều đó đã tạo cho sự ổn định và biến động giá theo hướng tích cực và khác hơn so với các năm trước.

Hai là, sức mua của dân cư bình quân cả nước khoảng 290.000 đồng/người/tháng, tăng khoảng 10% so năm trước, đã làm cho thị trường trong nước được mở rộng và sôi động trở lại sau ba năm trầm lắng. Chất lượng một số hàng nông sản xuất khẩu được nâng cao và đứng vững trên thị trường thế giới như gạo và chè đã góp phần nâng cao giá xuất khẩu của những mặt hàng này. Điều đó cũng làm cho giá lương thực và thực phẩm trong nước tăng.

Khu vực nông thôn, nông nghiệp chiếm gần 3/4 số dân lại được mùa, được giá. Do vậy sức mua của khu vực nông thôn, nông nghiệp tăng mạnh, đã làm cho những mặt hàng sản xuất trong nước những năm trước tiêu thụ chậm, năm nay được tiêu thụ tăng mạnh.

Sức mua tăng đã làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2002 đạt khoảng 276 nghìn tỷ đồng, tăng 12,7% và cao hơn 8% năm 2001.

Ba là, do giá lương thực, thực phẩm tăng cao, khắc phục xu hướng liên tục giảm giá trong các năm 1999, 2000 và 2001. Do giá lương thực, thực phẩm tăng nhanh và lượng tiêu dùng lương thực, thực phẩm lại chiếm một tỷ trọng lớn (gần 50%) trong cơ cấu tiêu dùng, do vậy khi giá lương thực, thực phẩm tăng lên đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng chung tăng theo.

Bốn là, các giải pháp kích cầu của Nhà nước trong nhiều năm qua đến nay đã phát huy tác dụng. Chính phủ và các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp đã có những nỗ lực đáp ứng nhu cầu thường xuyên và xử lý có hiệu quả các nhu cầu đột biến. Nhiều mặt hàng quan trọng và chủ lực đã bảo đảm được cân đối... Do vậy, trong năm qua đã không xảy ra biến động về giá.

Các địa phương và các doanh nghiệp đã cải tiến phương thức tiếp thị để nắm bắt nhanh nhạy và kịp thời nhu cầu thị trường. Đã chú ý đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã hàng hóa về hình thức và chất lượng tốt để cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Đồng thời đã tăng cường xây dựng hạ tầng kỹ thuật và phát triển mạng lưới thương mại theo xu hướng hiện đại hóa đã làm tăng nhanh mức lưu chuyển hàng hóa.

Năm là, các lực lượng liên ngành từ trung ương đến địa phương đã đồng loạt ra quân chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, hạn chế nguồn cung ứng hàng nhập lậu, giảm bớt sự giảm giá.

Từ những kết quả điều hành chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2002, chúng ta cần tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm, để có những biện pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 5% trong năm 2003 như Nghị quyết của kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XI đã đề ra.

Năm 2003 có những nhân tố tác động tới sự tăng và giảm của chỉ số giá tiêu dùng. Đó là sự tác động của việc điều chỉnh giá điện từ cuối năm 2002, có tác dụng nhất định tới tiêu dùng và giá đầu vào của sản xuất, đặc biệt đối với những sản phẩm có tiêu dùng điện năng lớn, làm cho giá thành sản xuất tăng lên; Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu có thể thực hiện đầu năm 2003 từ 210.000 đồng lên 290.000 đồng cho cán bộ, công nhân viên chức; Có thể sẽ điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch sắp tới nhằm bảo đảm đủ bù đắp chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch; Việc tiếp tục thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng; Chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế và của sản phẩm hàng hóa thấp, thể hiện chi phí sản xuất còn cao làm tăng giá thành sản phẩm, điều đó sẽ làm cho giá tăng cao.

Bên cạnh đó, có những nhân tố tác động làm cho chỉ số giá tiêu dùng giảm, đó là: những thành tựu kinh tế - xã hội đạt được trong năm 2002 sẽ tạo đà cho sự tăng trưởng sẽ tiếp tục ổn định và bền vững trong năm 2003; Pháp lệnh giá đã được ban hành, đây là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về giá với nội dung bình ổn mặt bằng giá, kiểm soát lạm phát, thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu về chỉ số giá tiêu dùng năm 2003; Bắt đầu từ ngày 1-1-2003, AFTA có hiệu lực thi hành với 700 dòng thuế giảm 20% sẽ gây áp lực giảm giá của những loại hàng hóa đó.

Để thực hiện được mục tiêu vĩ mô về chỉ số giá tiêu dùng, cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

Một là, huy động tối đa nguồn lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư cho Nhà nước và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Hai là, tiếp tục thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa trên thị trường, phát triển mạnh thị trường trong nước. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đi đôi với kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu, nhất là các mặt hàng trong nước đã sản xuất được.

Ba là, đấu tranh và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, tiếp tay, bao che cho buôn lậu.

Bốn là, tăng cường kỷ cương phép nước trong quản lý kinh tế, nhất là quản lý vốn, tài sản quốc gia, kiên quyết đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, gây lãng phí thất thoát. Thực hành tiết kiệm các khoản chi, tập trung vốn cho đầu tư phát triển, góp phần bảo đảm tăng trưởng kinh tế.

Cuối cùng, là đưa Pháp lệnh giá vào cuộc sống, góp phần bình ổn giá cả thị trường, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước. Trước mắt, giá cả thị trường có khả năng biến động và tăng mạnh hơn từ nay cho đến Tết Nguyên đán Quý Mùi trong tháng 1 và tháng 2-2003. Đây là một quy luật cung cầu có tính thời vụ ảnh hưởng tới sự biến động của giá cả hàng hóa dịch vụ trong dịp Tết. Do vậy, Nhà nước cũng như các ngành, các cấp, các địa phương, cần có các biện pháp đẩy mạnh lưu thông hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của dân cư, đồng thời có những giải pháp thiết thực có hiệu quả nhằm bình ổn giá cả hàng hóa dịch vụ trong dịp Tết cổ truyền.

PGS,TS NGÔ TRÍ LONG

 

VASC
1/1/03

Bảy yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục thực và ''ảo''

 (VietNamNet) - Ngành GD-ĐT đang chuẩn bị cho công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ năm 2003. Những dư âm của mùa thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm 2002 vẫn còn nguyên ''vị đắng''. Không chỉ xã hội, mà ngay cả Bộ GD-ĐT, cơ quan chủ quản của ''giải pháp ba chung'' trong đó có chung đề thi, cũng bị bất ngờ bởi kết quả chất lượng thi quá thấp.

Điểm thi bình quân của gần 830 nghìn thí sinh trúng tuyển chỉ đạt 8,3 điểm/30 điểm/3 môn thi; trong khi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trước đó, tỷ lệ học sinh thi đỗ tới gần 95%. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XI vừa qua, trả lời chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển biện minh về sự khác nhau của hai kỳ thi: ''Thi tốt nghiệp phổ thông là đánh giá và công nhận trình độ học vấn theo một số yêu cầu nhất định, trong khi kỳ thi ĐH, CĐ mang tính tuyển chọn!''. Tuy nhiên, những người am hiểu giáo dục có nhận xét kết quả thi tuyển sinh thực ra không phải là điều đáng bất ngờ. Những kỳ thi ĐH, CĐ trước đây, do cách tổ chức thi khác mà chất lượng giáo dục đã không có cơ hội bộc lộ. Còn lý lẽ của Bộ trưởng GD-ĐT vẫn chưa đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ cho dù là tuyển chọn, thì ít nhất điểm bình quân cũng phải đạundefinedt tới điểm số trung bình cho 3 môn thi, chứ không thể quá kém đến như vậy. Hơn nữa, cho dù là tuyển chọn, thì giữa kết quả thi tốt nghiệp phổ thông và ĐH cũng không thể ''vênh'' đến một 5, một 10, bởi tính kế tiếp, liên tục của nó, nhất là khi đề thi ĐH năm nay lại được đánh giá là ''dễ, bám sát chương trình phổ thông, không đánh đố, không lắt léo''. Như vậy, chỉ có thể chất lượng giáo dục là yếu thực chất, nhưng lại mạnh ''ảo'' qua thi tốt nghiệp.

Vậy những yếu tố nào tạo nên cái thực, cái ảo đan xen để tạo nên sự ''ảo vọng'' cho các bậc cha mẹ và cả xã hội? Xem xét những điều kiện dạy - học - thi, ở các giải pháp kỹ thuật và quản lý, người ta nhận thấy có 7 yếu tố, trong đó có 3 yếu tố trực tiếp, 4 yếu tố gián tiếp tạo nên chất lượng giáo dục thực và ''ảo''. Ba yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục yếu thực chất là nội dung, chương trình, sách giáo khoa (SGK); phương pháp dạy, học; và ngân sách đầu tư. 3 yếu tố, cũng là 3 điều kiện liên hoàn này từ lâu không còn là vấn đề mới mẻ và xa lạ với xã hội. Bản thân ngành GD-ĐT, trước công cuộc đổi mới đã phải thừa nhận chương trình, nội dung SGK phổ thông hiện hành mang tính ''hàn lâm'', ít tính ứng dụng, thực hành, không giúp cho học sinh phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, chủ động và tích cực học tập. Một giáo sư - nhà giáo nổi tiếng đã nhận xét ngắn gọn: ''Chương trình giáo dục phổ thông vừa nặng lại vừa thấp''.

Gắn với chương trình, nội dung, SGK nặng tính ''hàn lâm'' như bóng với hình là phương pháp giảng dạy thụ động thày đọc - trò chép. Phương pháp thày đọc - trò chép không chỉ là của riêng giáo dục phổ thông, mà còn là của ngành đào tạo ĐH. Chả thế, người ta vẫn gọi ĐH là phổ thông cấp 4. Bản thân người thày phổ thông, khi được đào tạo ở các trường sư phạm, đã là sản phẩm của phương pháp thày đọc - trò chép. Bởi thế mới có hiện tượng giáo viên vật lý, hóa học… mô tả các thí nghiệm bằng... miệng; mới có hiện tượng, giáo viên vật lý không hề biết thực hành về điện...

Chất lượng giáo dục còn phụ thuộc vào điều kiện không thể thiếu - kinh phí. Mấy năm trở lại đây đầu tư cho GD-ĐT đã đạt tới tỷ lệ 15% tổng ngân sách nhà nước. Nhưng thực tế, 80-90% ngân sách này đã chi trả cho lương giáo viên, còn lại mới chi cho các hoạt động giáo dục khác. Mặc dù mục tiêu giáo dục của ngành tuyên bố ''giáo dục toàn diện'', nhưng thực chất hầu hết các trường, kể cả trường chuyên, cơ sở vật chất cực kỳ thiếu thốn: thiếu sân chơi bãi tập, nhà đa chức năng, phòng học bộ môn, thư viện, phòng đọc, phòng thí nghiệm thực hành và thiết bị giáo dục. Thật khó mà hình dung ra được mô hình con người phát triển toàn diện lại được đào tạo trong một môi trường chỉ có bàn ghế, sách vở, phấn trắng, bảng đen; không những thế, nhiều nơi vùng sâu vùng xa, không có cả sách, vở, bàn ghế…. Khi được hỏi kinh phí đào tạo cho một học sinh phổ thông, một cán bộ có trách nhiệm về kế hoạch - tài chính đã lắc đầu: ''Thấp lắm, không đáng kể, nên không thể nói ra!''.

Nhưng vì sao, nhiều năm nay, ngành GD-ĐT vẫn đưa ra những tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp khá cao, những tỷ lệ học sinh khá giỏi, tạo nên chất lượng ''ảo''. Có 4 yếu tố thuộc về các giải pháp quản lý - 4 yếu tố gián tiếp góp phần đắc lực.

Trước hết là các chỉ tiêu thi đua. Về tổng thể, chỉ tiêu này không sai, thậm chí là đúng đắn để cổ vũ, khuyến khích phong trào dạy tốt, học tốt. Nhưng trong quá trình chỉ đạo , nó đã biến thành một sức ép lớn: sở chỉ đạo trường - phải có bao nhiêu học sinh khá, giỏi mới là lớp tiên tiến. Trường chỉ đạo tiếp giáo viên, cụ thể hơn: lớp phải có bao nhiêu học sinh khá giỏi mới là lớp tiên tiến, giáo viên giỏi…Các tỷ lệ học sinh khá, giỏi, quan hệ rất chặt chẽ với các danh hiệu bình bầu, với cái ''danh''. Khác với các ngành kinh tế, kỹ thuật, sản phẩm giáo dục được thẩm định trực tiếp bằng điểm số do chính giáo viên quyết định (trong khi chất lượng thực chất lại do xã hội thẩm định, và cũng phải 5-10 năm sau, mới thấy hết). Và thế là giáo viên có quyền ''nống'' điểm, ''cấy'' điểm, dẫn đến tình trạng học sinh, các bậc cha mẹ ''xin'' điểm giáo viên. Chất lượng thực và ''ảo'' lẫn lộn.

Chúng tôi có dịp phỏng vấn một học sinh nữ ở nông thôn đoạt giải nhì văn quốc gia. Em còn được biểu dương là học sinh giỏi toàn diện các môn. Nhưng thật bất ngờ khi em ngập ngừng rất lâu: ''Em chưa học giỏi toàn diện như thế đâu. Nhưng có lẽ được các thầy các cô thương. Thấy em học và thi vất vả, các thầy các cô nâng điểm cho em thôi. Chứ sức học của em chỉ loại trung bình''. Em là học sinh, em còn trong sáng, có lẽ còn biết day dứt, biết băn khoăn trước những điều không thật. Nhưng một khi, sự nói dối của người lớn đã thành ứng xử thường tình ngay trong môi trường sư phạm, nó sẽ di họa ẩn sâu…

Tâm lý thành tích chủ nghĩa không phải chỉ của riêng ngành GD-ĐT, mà nó đã trở thành căn bệnh trầm kha, vô phương cứu chữa của cả xã hội, các cấp ủy, chính quyền các địa phương, phản chiếu nhất là ở kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bởi tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp phổ thông cao hay thấp, đã không còn là của riêng ngành GD-ĐT, mà đã trở thành ''màu cờ, sắc áo'' của chính địa phương đó trước con mắt nhân dân, trước con mắt xã hội. Chính vì thế ngành GD-ĐT các địa phương, đứng đầu là giám đốc sở GD-ĐT phải chịu một sức ép tâm lý cực lớn ở mỗi kỳ thi tốt nghiệp. Từng có chuyện giám đốc sở GD-ĐT một địa phương nổi tiếng là đất học, khi chấp nhận tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của tỉnh mình có 75%, ông đã phải kiểm điểm ''lên bờ, xuống ruộng'' trước tỉnh ủy, UBND và HĐND tỉnh đó. Lại có những sở GD-ĐT khác, từng chấp nhận tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của tỉnh mình có 25% và 31%, đã bị chính ngành GD-ĐT các tỉnh khác la ó. Có một lý do chính đáng trong sự phản ứng với những tỷ lệ này, đó là nếu như quản lý giáo dục dở, giáo viên dạy dở, tại sao lại bắt trẻ em phải trả giá cho những yếu kém của người lớn. Tại sao học sinh lại phải ''hy sinh'' cho sự kém cỏi của giáo viên? Mặt khác, nếu học sinh không tốt nghiệp, phải lưu ban, sẽ lấy đâu ra phòng học, giáo viên, lấy đâu ra trường sở, trong khi cả nước còn thiếu hơn 100 nghìn giáo viên, còn hơn 1.700 phòng học ba ca? Và thế là đố vị giám đốc sở GD-ĐT nào dám đứng mũi chịu sào trước dư luận, bảo lưu các tỷ lệ đỗ thực chất ? Họ lại tiếp tục hành trình ''vết xe đổ'': sở chỉ đạo trường, trường chỉ đạo giáo viên chấm thi, chấm nâng điểm, ''nống'' điểm; kết hợp với sự coi thi, thi cử vốn không nghiêm túc… Tất cả, nhào trộn ra một thành tích, một tỷ lệ đỗ tốt nghiệp chất lượng ''ảo'', lạc quan ''ảo''.

Góp phần vào chất lượng giáo dục ''ảo'' còn có sự tiếp tay không nhỏ của các trường ĐH. Trong các kỳ thi tuyển sinh trước đây, khi ngành GD-ĐT chủ trương các trường tự ra đề thì cũng chính giảng viên các trường mở lò luyện thi. Thí sinh thi vào trường ĐH nào, tâm lý suy diễn và xu hướng tất yếu, sẽ luyện thi ngay trong lò luyện thi của giảng viên các trường đó cho hợp ''gu'' đề thi của trường. Trường tự ra đề, giảng viên mở lò luyện thi, không những thế, nhiều trường còn xin phép Bộ GD-ĐT nhân điểm thi đầu vào lên theo hệ số 1, hệ số 2, cho ''đẹp'' đầu vào, và cũng là đẹp lòng các bậc cha mẹ thí sinh, nâng cao uy tín trường mình trước xã hội. Chính vì thế, ở các kỳ thi tuyển sinh ĐH trước đây, sự yếu kém thực chất của chất lượng giáo dục phổ thông khó có điều kiện bộc lộ.

Chất lượng giáo dục thực và ''ảo'' nói trên xét cho cùng là sản phẩm của một nền giáo dục vốn có mục đích rất rõ ràng, đó là đào tạo những người lao động năng động, sáng tạo, có khả năng giải quyết những vấn đề từ thực tiễn nảy sinh, Nhưng tiếc là phương thức tổ chức, cách làm giáo dục thực chất lại rất thực dụng, trước mắt, nặng tính đối phó với xã hội, theo kiểu ''mì ăn liền''. Đó là học sinh đi học, bên cạnh SGK lại có sẵn sách bài tập, sách in đáp án, học sinh đi thi có sẵn bộ đề thi mà theo lời một quan chức ''Thí sinh chỉ cần học thuộc 150 mẫu đề thi thì cũng thu lượm được một cái gì đó!''. Cái gì đó, phải chăng là tính thụ động, sự ỷ lại, sự lười nghĩ và thiếu trung thực, hoàn toàn mâu thuẫn và xa lạ với mục tiêu giáo dục và đào tạo, với tuyên bố sứ mạng của ngành?

Kỳ Duyên

 

 

Kinh tế năm 2003:

Một năm đầy triển vọng

 
 

(VietNamNet) - GDP tăng xấp xỉ 7%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng khoảng 13%, xuất khẩu tăng gần 10%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thêm 2.345 USD... Những thành quả đó trong năm 2002 đã tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước bước vào năm 2003.

 
 
 

Theo đánh giá của Thủ tướng Phan Văn Khải hôm 29/12/2002, thì ''năm 2002, cả nước ta được mùa''. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Đặc biệt, xuất khẩu tăng gần 10%, cao hơn dự đoán được đưa ra tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XI.

Tiêu dùng và đầu tư nội địa tăng và sẽ còn tăng

Tiêu dùng trong nước năm 2002 đạt khoảng 276 tỷ đồng. Chỉ số giá cả tăng 4,1% so với năm 2001, trong đó nhóm hàng tăng khá nhất là nhà ở và vật liệu xây dựng (7,1%) và nhóm lương thực - thực phẩm (5,7%). Đây là mức tăng cao nhất so với mấy năm gần đây, là tín hiệu tốt cho thấy thị trường trong nước đang được mở rộng, đời sống dân cư được cải thiện.

Tiêu dùng tăng cao tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển của các khu vực kinh tế. Hơn nữa, thị trường Việt Nam đang tiếp tục hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến sự tăng trưởng của dòng vốn FDI vào Việt Nam  trong những năm tới. Hiện tượng này cho thấy sự kết thúc thời kỳ giảm phát của nền kinh tế, và kết quả đáng khích lệ của chính sách kích cầu của Chính phủ.

Tuy nhiên, theo dự đoán của một số nhà phân tích, chỉ số giá cả năm 2003 có thể không tăng mạnh. Trước hết, do tác động của việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo CEPT, hàng hóa từ các nước thành viên ASEAN sẽ tràn vào Việt Nam, khiến các nhà sản xuất trong nước phải tìm cách giảm giá thành. Mặt khác, hậu quả của thiên tai tại nhiều vùng sẽ làm sức mua của một bộ phận không nhỏ dân cư bị giảm sút. Thêm vào đó, lượng cung hàng hóa ngày càng dồi dào, tình trạng căng thẳng cung - cầu sẽ không xảy ra nên giá cả thị trường bình ổn hơn.

Khu vực kinh tế trong nước cũng có những chuyển biến đáng kể. Với những chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ, gần 20.000 doanh nghiệp mới đã được thành lập. Con số này chưa bằng năm 2001 (21.000 doanh nghiệp), nhưng tổng vốn đầu tư thì tăng hơn 34% (vốn đăng ký 11 tháng năm 2002 đạt gần 46.400 tỷ đồng, tương đương hơn 3 tỷ USD). Đây là năm đầu tiên vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước cao hơn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoại. Số liệu từ Bộ KH-ĐT cho thấy, tỷ trọng đầu tư của dân cư và tư nhân năm nay chiếm tỷ trọng tới 28,5% tổng đầu tư toàn xã hội. Đó là hiệu quả rõ ràng nhất của quá trình phát huy nội lực, giải phóng sức sản xuất trong nước mà Chính phủ theo đuổi lâu nay.

Đầu tư nước ngoài phát triển theo chiều sâu

Bộ KH-ĐT cho biết, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2002 đã đưa thêm 2,35 tỷ USD vào triển khai các dự án, tăng 145 triệu USD so với kế hoạch. Khoảng 700 dự án mới được cấp phép và 100 dự án bắt đầu đi vào hoạt động, trong đó có những dự án quan trọng mà điển hình là Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn. Theo Bộ KH-ĐT, trong năm tới, các dự án này sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Mặt khác, những hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tích cực trong năm nay của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến làm ăn vào năm 2003.

Doanh thu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2002 đạt tới 9 tỷ USD (không kể dầu khí), tăng 10% so với năm 2001 (trong khi tốc độ tăng của năm 2001 chỉ là 6%). Góp một phần đáng kể vào mức tăng trưởng này là giá trị sản xuất công nghiệp (tăng 21%) và kim ngạch xuất khẩu (23,7%). Tỷ trọng của khu vực này chiếm khoảng 13,4% GDP cả nước năm 2002.

Thêm nhiều thị trường xuất khẩu mới

Năm 2002 chứng kiến những hoạt động kinh tế đối ngoại sôi động của Việt Nam. Xuất khẩu tăng trưởng vượt dự báo, đặc biệt, một số thị trường đã được khai thác thêm hoặc mở rộng hơn nhiều so với trước đây. Thủ công mỹ nghệ vào Nhật nhiều hơn, thủy sản và hàng dệt may vào Mỹ tăng vọt... Qua những chuyến khảo sát thị trường, những ''mảnh đất'' trước đây ít khi doanh nghiệp Việt Nam để ý đến thì nay đã được coi trọng hơn. Điển hình là thị trường châu Phi và Trung Cận Đông. Hoạt động tìm kiếm thị trường mới chắc chắn sẽ được đẩy mạnh thêm trong năm tới, khi các doanh nghiệp nhìn thấy rõ hơn tác dụng to lớn của xúc tiến thương mại, và nhất là được Chính phủ hỗ trợ tích cực.

Theo dự đoán của Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) và Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), kinh tế thế giới năm tới tiếp tục tăng trưởng. Đó là thuận lợi cơ bản để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.

  Năm 2002 (đơn vị %) Năm 2003 (đơn vị %)
Tốc độ tăng trưởng chung của thế giới 2,7 4,5
Các nước phát triển 1,5 3,25
Các nước sử dụng đồng Euro 1,25 3,0
Các nước đang phát triển 3,75 6,0
Các nước châu Á 5,5 7,25

Chủ động hội nhập để tạo cơ hội cho chính mình

Năm 2003 sẽ chứng kiến những sự kiện quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: thực hiện CEPT để cùng các nước ASEAN biến ý tưởng về khu vực mậu dịch tự do thành hiện thực, tiếp tục đàm phán gia nhập WTO. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia xúc tiến thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA).

Hội nhập kinh tế quốc tế làm xuất hiện không ít nguy cơ mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt, nhưng cũng tạo cho họ hàng loạt cơ hội mới. Hàng Việt Nam ra thế giới sẽ dễ dàng hơn, sức cạnh tranh của nền kinh tế sẽ được cải thiện, các luồng vốn đầu tư sẽ tăng và được phân bổ hợp lý hơn theo những quy luật kinh tế khách quan...

''Năm tới, tốc độ tăng trưởng phải cao hơn năm nay''

Đó là mục tiêu mà Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc ngành Kế hoạch - Đầu tư. Để hoàn thành nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm, Thủ tướng nêu rõ, năm 2002 tạo đà cho tăng trưởng năm 2003 đạt khoảng 7,5%. Năm 2003 tiếp tục tạo đà cho những năm tiếp theo đạt tốc độ 8%/năm.

Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2002 Triển khai kế hoạch năm 2003
GDP tăng khoảng 7% (kế hoạch là 7-7,3%) GDP tăng khoảng 7-7,5%
Kim ngạch xuất khẩu tăng 10% (kế hoạch là 10-13%) Kim ngạch xuất khẩu tăng 7,5-8%
Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng 5,4% (kế hoạch là 4,2%) Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng 5%
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,5% (kế hoạch là 14%) Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14-14,5%
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 34% GDP (kế hoạch là 32%) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 35% GDP
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 4% (kế hoạch là 3-4%) Chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 5%
  • Trịnh Hằng

NDDT
1/1/03

Đẩy mạnh cải cách để tăng trưởng
trong hội nhập kinh tế quốc tế

Lê Đăng Doanh

 I. Mặt được

1.1 Đánh giá chung

 Kinh tế Việt Nam trong năm 2002 đã đạt được những thành tựu nhiều mặt, rất đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục chậm chạp, thị trường biến động với giá nhiều mặt hàng xuống thấp, cạnh tranh gay gắt, thiên tai gây nhiều tổn thất: Tăng trưởng GDP đạt 7,04%, đây là mức cao thứ hai trong khu vực (chỉ sau Trung Quốc); tích lũy đạt 31,8%, tăng 13,2%; xuất khẩu tăng 10%, vượt qua sự giảm sút đáng lo ngại trong sáu tháng đầu năm; sản lượng công nghiệp tăng 14,5%, tạo được thêm 1,4 triệu việc làm mới, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị. Kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số giá cả tăng 4% cho thấy nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn trầm lắng. Môi trường kinh tế vĩ mô và tài chính được cải thiện, thể hiện qua sự đánh giá của cả ba công ty tài chính thế giới Standard & Poors, Moody và Fitch. Ổn định chính trị và an toàn xã hội đã trở thành lợi thế rõ rệt trong khu vực thể hiện rõ nét nhất qua lượng khách du lịch tăng vọt trong những tháng cuối năm.

2.1 Nét mới là chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nét mới trong kinh tế năm 2002 là đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh những sản phẩm, dịch vụ có năng lực cạnh tranh như dệt may (xuất khẩu tăng hơn 30%), da giày (xuất khẩu tăng 21 %) , thủy sản (xuất khẩu tăng 12%) và du lịch (tăng 20%). Các ngành này đã có chuyển biến tính cực trong nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp thị có chọn lọc với từng mảng thị trường khác nhau. Đặc biệt, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng 34%, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập ở khu vực nông thôn.

3.1 Phát huy nội lực

Năm 2002 cũng là một năm phát huy nội lực để tăng trưởng và vượt khó khăn. Tích lũy trong nước và tiêu dùng nội địa đều tăng mạnh, doanh số bán lẻ thị trường nội địa tăng 12,5%. Luật Doanh nghiệp tiếp tục được sự hưởng ứng rộng rãi của nhân dân. Ước tính, trong năm 2002 có hơn 20.000 doanh nghiệp đăng ký với số vốn đầu tư lên đến 30.000 tỷ đồng, tăng 17% về số doanh nghiệp và 38% về số vốn đăng ký. Đặc biệt, chính sự năng động của các doanh nghiệp đã khai phá thị trường Hoa Kỳ rộng lớn nhưng rất mới mẻ và phức tạp, nhanh chóng vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu mà không ít người tưởng rằng không vượt qua nổi để đưa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng hơn gấp đôi so với năm 2001, vượt ngưỡng 2 tỷ USD. Các mặt hàng được giảm thuế nhờ Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đều tăng mạnh như dệt may tăng gấp 16 lần, da giày tăng 50%, hàng thủ công mỹ nghệ tăng cao. Ngành thủy sản tuy có vụ kiện cá ba sa, song xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ vẫn tăng 31% so với 2001. Kinh nghiệm đó cho thấy doanh nghiệp Việt Nam nếu được tạo điều kiện thuận lợi thì có đủ sự năng động để đưa hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam đi rất xa, thâm nhập nhiều thị trường mới.

4.1 Kinh tế đối ngoại

Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ họp tại Hà Nội trong hai ngày đã đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam và cam kết tài trợ ODA 2,5 tỷ USD so với 2,4 tỷ USD năm 2001. Mức tăng 100 triệu USD này càng đáng chú ý khi vốn ODA trên thế giới nói chung giảm.

Mặt khác, sự tăng trưởng kinh tế trong năm 2002 vẫn chủ yếu do tăng vốn đầu tư và tăng thêm lao động đem lại. Các nhân tố khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động và hiệu quả còn rất hạn chế. Năng lực cạnh tranh chậm được nâng cao, khoảng cách về năng lực cạnh tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng mở rộng, nếu khoảng cách trong xếp hạng năng lực cạnh tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2001 là 21 điểm thì năm 2002 đã mở rộng ra đến 32 điểm. Đầu tư dự án nước ngoài có những biểu hiện đáng lo ngại không thể xem thường: số dự án tăng 32%, nhưng số vốn cam kết giảm 48%, tổng số vốn cam kết dự kiến đạt 1,8 tỷ USD trong khi đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tăng rất mạnh, đạt 45 tỷ USD. Đáng chú ý là trong khi số doanh nghiệp trong nước đăng ký và số vốn đầu tư tiếp tục tăng nhanh thì số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mới lại giảm sút đáng kể về vốn trong cùng một nền kinh tế.

II. Mặt chưa được

Môi trường kinh doanh chậm được cải thiện vì những lĩnh vực dễ thực hiện thì đã làm, còn lại là những vấn đề khó đòi hỏi có quyết tâm cao và kỹ năng chuyên môn mới thực hiện được: chi phí kinh doanh cao quá mức so với khu vực được các nhà kinh doanh nêu lên là trở ngại đầu tiên. Cải cách hành chính tuy có không ít hoạt động, nhưng tiến bộ thiết thực đối với doanh nghiệp, đo được bằng chi phí về tiền và thời gian kinh doanh chưa thấy rõ. Sự thiếu phối hợp và đồng bộ giữa các chính sách và biện pháp kinh tế đã ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư như việc đưa ra giải pháp tình thế về phụ tùng xe máy đến nâng mức thuế môn bài đột ngột lên ba triệu đồng... Những nỗ lực về cải cách trong giáo dục, đào tạo chưa thể hiện trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam vốn được thừa nhận là thông minh và khéo léo. Cải cách doanh nghiệp nhà nước trong năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.Ư 3 (khóa IX) (9-2001) đạt ít tiến bộ trong khi tiến trình hội nhập đến gần. Những tiến bộ đáng ghi nhận trong các ngân hàng thương mại chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế cả về số lượng lẫn chất lượng. Các chỉ tiêu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam từ độ sâu tài chính (quy mô của ngân hàng thương mại so với GDP), tỷ lệ dư nợ tín dụng so với GDP, đều thấp xa so với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Môi trường kinh doanh nói chung có cải thiện song cũng vẫn còn rất nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết về đất đai, tiếp cận tín dụng, hình sự hóa các quan hệ dân sự...

Tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, bất cập trong giáo dục, khiếu kiện kéo dài và có nơi, có lúc gay gắt chủ yếu về đất đai là những biểu hiện rõ ràng của sự bất cập trong quản lý nhà nước cũng như trong ý thức tôn trọng pháp luật của người dân và doanh nghiệp. Vừa qua, trước hiện tượng buôn hóa đơn giá trị gia tăng xuất phát từ sơ hở của quy định thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng và sự tiếp tay của một số cán bộ thuế hải quan đã có một số ý kiến gay gắt về "sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp ". Thực tế sẽ cho thấy yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp, song cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Bình quân một cán bộ đăng ký kinh doanh ở huyện phải quản 8.000 đến 10.000 hộ gia đình, không có bất kỳ máy tính nào hỗ trợ và chi phí cho Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh, cán bộ không đủ để đi công tác đến các doanh nghiệp trong tỉnh lỵ là những thí dụ của sự bất cập đó.

Sự phát triển và công cuộc hội nhập trong năm 2002 đã mở ra những cơ hội rất to lớn, đồng thời cũng đặt nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trước những thách thức to lớn. Đã đến lúc phải cải cách những lĩnh vực lâu nay chưa cải cách hay cải cách chậm như khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, bộ máy hành chính và thực thi pháp luật... Các chi phí kinh doanh phải giảm rõ rệt về thời gian và tiền bạc để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Hướng tới năm 2003

Dự báo của các nhà kinh tế đều thống nhất về triển vọng kinh tế tốt đẹp của Việt Nam, nếu thực hiện được các cải cách cần thiết. Tiềm năng của đất nước và con người Việt Nam còn rất lớn. Chưa bao giờ kinh tế Việt Nam đứng trước những thời cơ to lớn, tiếp cận được với nhiều thị trường như ngày nay. Mặt khác, năm 2003 khác nhiều so với năm 2002 do giảm 775 dòng thuế trong khuôn khổ AFTA, tiếp tục thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao, phát triển ổn định với thị trường rất rộng lớn và sức mua càng tăng là cơ hội to lớn và thuận lợi đối với Việt Nam. Mặt khác, sức cạnh tranh mạnh của các sản phẩm, dịch vụ của Trung Quốc đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải phấn đấu cao hơn nữa để không bị mất thị phần ngay trên thị trường trong nước".

Tất cả các yếu tố trên đều dự báo cuộc cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Đẩy mạnh toàn diện cuộc cải cách, phát huy sức mạnh của khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, của bộ máy hành chính, giảm chi phí của các dịch vụ độc quyền... để tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong môi trường kinh doanh của Việt Nam. Sự đồng bộ và tính phối hợp cao hơn trong các chính sách, nhất là giữa các chính sách thương mại, công nghiệp và chính sách thuế là hết sức quan trọng.

Trong khi nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư nói chung, mỗi bộ, ngành, mỗi tỉnh, thành phố, mỗi doanh nghiệp cần tiến hành một cuộc "đại kiểm tra sức khỏe ", phát hiện rõ mặt mạnh, mặt yếu, xác định một số sản phẩm, dịch vụ có năng lực cạnh tranh, một số việc cần tập trung thực hiện dứt điểm trong năm 2003. Tổng kết những kinh nghiệm của năm 2002, tạo thêm cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp, năm 2003 sẽ trở thành một năm chứng kiến những tiến bộ và thành tựu mới của kinh tế Việt Nam.

Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH
(Báo Đầu tư)


TBKTVN 12/30/02

Năm 2003: dự báo lãi suất đứng ở mức cao

Năm 2002 đã kết thúc, nhìn nhận lại hoạt động ngân hàng trong năm qua có một vấn đề nổi bật thu hút sự quan tâm lớn của dư luận, đó là lãi suất nội tệ tăng cao, tăng cao nhất trong khoảng 3 năm gần đây, càng về cuối năm càng có xu hướng tăng, cả lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay đều tăng lên.

Nguyên nhân sâu xa của tình hình trên là do NHNN thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng. Giữa các NHTM và khách hàng tự thỏa thuận lãi suất cho vay với nhau. NHNN không quy định lãi suất có tính chất hành chính như trước đây. Lãi suất cơ bản do NHNN công bố chỉ có tính chất tham khảo. Thực ra đó chỉ là một nguyên nhân quan trọng, nhưng chưa đủ, mà còn do những nguyên nhân sau đây.

1 Nền kinh tế đang có chuyển biến khá

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2002 đạt 7,0% so với mức 6,84% của năm 2001. Sản xuất kinh doanh phát triển trên hầu khắp các lĩnh vực, do đó nhu cầu vốn tăng lên. Cộng với sức mua trên thị trường, làm cho nhu cầu vay vốn ngân hàng tăng lên và người dân cũng bỏ tiền ra làm ăn, thay vì gửi vào ngân hàng. Mặt khác, người dân cũng sử dụng tiền cho mua sắm nhiều hơn, nhất là mua xe máy, chi tiền cho con cái học hành, đi du học nước ngoài, chi cho nguời thân đi xuất khẩu lao động, mua nhà đất. Nhiều tổng công ty, công ty trúng thầu các dự án lớn: xây dựng sân vận động quốc gia ở Hà Nội, làm đường Hồ Chí Minh, làm các cầu đường bộ, triển khai các dự án kích cầu... đã vay vốn ngân hàng cho thi công.

2 Ngân hàng căng sức đáp ứng nhu cầu vốn

Quy chế cho vay mới do NHNN ban hành đầu năm 2002 chỉ quy định các TCTD không được cho vay các đối tượng bị pháp luật cấm, mở thêm ra đối tượng cho vay là pháp nhân và cá nhân người nước ngoài, mở rộng phạm vi tín chấp và được toàn quyền quyết định trong kinh doanh trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về tài chính. Các NHTM cũng phân cấp ủy quyền cho giám đốc chi nhánh tự chủ hơn trong quyết định khi cho vay, tháo gỡ các vướng mắc về cho vay, phù hợp với thực tiễn.

3 Thị trường bất động sản "nóng" lên

Người dân sử dụng tiền của mình và vay tiền của ngân hàng để mua đất đai, xây mới hay sửa chữa nhà ở, cơ sở kinh doanh. Các DN kinh doanh KCN thế chấp quyền thuê đất hay giá trị tài sản khác, vay tiền ngân hàng để trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng và san lấp, sau đó tạm thời để đấy, thực chất là đầu cơ bất động sản. Hàng loạt khu căn hộ cao tầng, khu đô thị mới đã và đang triển khai, thu hút người dân bỏ tiền đầu tư mua căn hộ, mua lô đất xây dựng biệt thự.

4 Cạnh tranh của các tổ chức phi ngân hàng

Nhiều tổ chức phi ngân hàng tăng cường thu hút vốn trong dân, như tiết kiệm bưu điện, mua bảo hiểm nhân thọ, mua cổ phần trong các DNNN cổ phần hóa... làm mất đi sự độc quyền của hệ thống ngân hàng trong lĩnh vực này.

5 Nợ đọng còn ở mức cao

Một số lĩnh vực kinh doanh, một số DN do khó khăn về kinh doanh, khó khăn về tài chính, không trả nợ ngân hàng đúng thời gian ghi trên hợp đồng tín dụng. Do đó tiền cho vay ra chậm quay trở lại ngân hàng. Chỉ riêng lĩnh vực mía đường, hiện nay cả nước có trên 45 nhà máy đang hoạt động thì 38 DN thua lỗ 3.000 tỷ đ, hiện đang dư nợ ngân hàng trên 4.300 tỷ đ thực tế đã quá hạn. Khoản cho vay tôn nền nhà và làm nhà trên cọc sẽ phải đưa vào nợ xấu 700 tỷ đ. Các vụ án xảy ra tại Công ty lương thực An Giang, Công ty xuất nhập khẩu Gia Lai... cũng làm cho các NHTM bị nợ đọng hàng trăm tỷ đ.

6 Giá vàng tăng kỷ lục

Do ảnh hưởng của biến động giá vàng trên thị trường thế giới, giá vàng ở nước ta có tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 1991 đến nay, với tốc độ tăng trên 21% trong năm 2002, lên tới mức gần 660.000 đ/chỉ. Nhiều người bỏ tiền ra mua vàng và phải bỏ ra số tiền lớn hơn trước.

7 Cơ cấu nguồn vốn mất cân đối

Hệ thống các NHTM thừa vốn ngắn hạn nhưng thiếu vốn trung dài hạn để cho vay, dư nợ cho vay trung dài hạn tăng gấp khoảng 1,4 lần tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn; thiếu vốn nội tệ thừa vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vay vốn VND của khách hàng.

8 Dư nợ cho vay tăng nhanh hơn tăng vốn huy động

Tính đến hết tháng 10/2002 tổng nguồn vốn huy động của toàn ngành ngân hàng tăng 18,5% so với cuối năm 2001, ước tính đến hết tháng 12/2002 tăng 22,5%. Trong khi đó, cũng tính đến hết tháng 10/2002, dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 23% so với cuối năm 2001, trong đó dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng 40% và tăng tới 26% so với 31/12/2002. Ước tính đến 31/12/2002, tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng 28% so với năm trước. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, dư nợ cho vay tăng cao hơn rất nhiều so với vốn huy động.

9 DN tăng cường vay vốn ngân hàng

Ðể thực hiện Luật DN, hàng loạt DN được thành lập mới theo Luật DN phải bỏ vốn tự có ra và vay thêm vốn ngân hàng để kinh doanh. Năm 2000, năm đầu tiên thực hiện luật này, cả nước có 14.400 DN thành lập mới, năm 2001 có 21.000 DN, 10 tháng đầu năm 2002 có 17.600 DN, ước tính cả năm có 20.000 DN. Tính chung 3 năm có 55.000 DN được thành lập, tổng số vốn người dân bỏ ra thành lập (vốn đăng ký) lên tới trên 5 tỷ USD.

10 Chương trình đổi mới DNNN cần vốn lớn

Một lượng vốn lớn trong dân, trong công nhân viên được huy động để mua cổ phần của các DN CPH. Tính đến cuối tháng 11/2002, trong cả nước có 1.035 DNNN đã chuyển đổi sở hữu; trong đó CPH 907 DN, giao 76 DN, bán 46 DN và khoán kinh doanh 6 DN. Lãi suất huy động vốn tăng cao, làm cho lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng cũng tăng lên, mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế cũng tăng cao, nhưng vốn huy động vào các ngân hàng vẫn tăng chậm, nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế vẫn tăng. Dự báo trong năm 2003, lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay nội tệ tiếp tục đứng ở mức cao, thị trường tiền tệ vẫn nóng lên. Lãi suất ngoại tệ tương đối ổn định và đứng ở mức thấp. NHNN sẽ linh hoạt hơn trong điều hành các công cụ chính sách tiền tệ và nghiệp vụ NHTW, theo sát tín hiệu thị trường.

Nguyễn Đắc Hưng


TBKTVN
9 tháng 10, 2002


Tăng đầu tư từ nội lực
Nguồn vốn ngoài quốc doanh có tốc độ tăng cao nhất

Các chỉ số thống kê cho thấy, ước thực hiện vốn đầu tư phát triển 9 tháng năm 2002 là 135,4 nghìn tỷ đồng, đạt 77,4% kế hoạch cả năm và tăng 12,5% so với 9 tháng năm 2001. Dự kiến cả năm 2002 sẽ thực hiện được 183,8 nghìn tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch năm và tăng 14,5% so với năm 2001.

Nếu GDP (tính theo giá thực tế) đạt được 541 nghìn tỷ đồng và tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện được 183,8 nghìn tỷ đồng như trên, thì thực hiện vốn đầu tư phát triển năm 2002 sẽ đạt mức cao nhất cả về quy mô vốn và tỷ lệ so với GDP:

Đây là một trong những yếu tố vật chất quan trọng góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế cao dần lên qua các quý. Đồng thời cũng có thể vui mừng nhận thấy hệ số ICO (tính bằng vốn đầu tư phát triển so với mức tăng của GDP) đã thấp hơn năm trước. Nếu hệ số này của năm 2001 là 163.500: (484.493 - 441.646) = 3,8 thì ước năm 2002 đã giảm xuống còn 183.800: (541.101 - 484.493) = 3,3. Tức là, để tăng 1 đồng GDP, nếu năm 2001 phải đầu tư 3,8 đ vốn đầu tư phát triển, thì năm 2002 chỉ cần đầu tư 3,3 đ. Điều đó có nghĩa là hiệu quả đầu tư năm nay đã tăng lên so với năm trước.

Lý giải sự tăng lên về quy mô vốn đầu tư phát triển, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP và hiệu quả vốn đầu tư ở trên, các chuyên gia cho rằng:

Thứ nhất, tất cả các nguồn vốn đều tăng lên, kể cả vốn Nhà nước (bao gồm vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước), vốn ngoài quốc doanh và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thứ hai, trong 3 nguồn vốn trên, thì nguồn vốn Nhà nước - nguồn vốn thường bị thất thoát nhiều nhất và sử dụng kém hiệu quả nhất - tăng thấp nhất: 9 tháng tăng 8,4%, ước cả năm chỉ tăng 5,1%, làm cho tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước nếu 9 tháng đầu năm 2001 còn chiếm 57,3% thì 9 tháng này chỉ còn chiếm 54,3%. Trong nguồn vốn Nhà nước, nguồn ngân sách Nhà nước 9 tháng chỉ tăng 7,1% và ước cả năm, chỉ tăng 1%; nguồn tín dụng 9 tháng chỉ tăng 2,3% và ước cả năm tăng 8,7%; nguồn vốn các doanh nghiệp Nhà nước 9 tháng tăng 15,5%, ước cả năm tăng 7,6%.

Nguồn vốn ngoài quốc doanh tăng với tốc độ cao nhất: 9 tháng tăng tới 32,6%, ước cả năm tăng 29,9%, làm cho tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển, nếu 9 tháng năm 2001 chỉ đạt 24,1%, thì 9 tháng năm 2002 đã tăng lên 27,9%. Tốc độ và tỷ trọng này có ý nghĩa về 3 mặt. Một mặt thể hiện việc gia tăng nội lực và nội lực đã trở thành động lực quan trọng làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dần lên trong năm nay. Mặt khác là người dân đã không chạy đua vào việc gửi tiền vào ngân hàng, kho bạc (đầu tư gián tiếp), mà đã trực tiếp đầu tư cho sản xuất kinh doanh, vừa thể hiện sự an tâm, vừa báo hiệu trình độ trực tiếp đầu tư của người dân trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đã cao dần lên. Một mặt quan trọng khác là nguồn vốn này khi được đầu tư thường được tính toán và hết sức tiết kiệm, không bị lãng phí, thất thoát nên hiệu quả đầu tư cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư chung.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài sau 9 tháng tăng 9,5%, và ước cả năm tăng 13,3%. Nguồn vốn này nếu theo số đăng ký mới thì 9 tháng mới đạt 886 triệu USD, giảm 55% so với cùng kỳ, nhưng lại có 181 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm 601 triệu USD (tăng 20% so với cùng kỳ 2001).

Thứ ba, mặc dù khó khăn về giải phóng mặt bằng vẫn còn rất lớn do giá đất tăng lên cao, tiến độ thi công bị ảnh hưởng, nhưng năm nay cũng là năm có nhiều công trình được hoàn thành nhất để kịp thời đưa vào sử dụng, nhất là các công trình của ngành điện, các công trình giao thông, xây dựng nhà ở...

Như vậy, việc thực hiện vốn đầu tư phát triển năm nay có nhiều nét mới: lượng tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP gia tăng, vốn đầu tư trong nước, đặc biệt là vốn ngoài quốc doanh gia tăng cao hơn, tiến độ thi công được đẩy nhanh hơn nên hiệu quả đã khá hơn, nhiều công trình được hoàn thành hơn.

Thực hiện vốn đầu tư phát triển năm 2002   

 

Ước thực hiện (nghìn tỷ đ)

Cơ cấu (%)

Tăng so với cùng kỳ năm trước (%)

 

9 tháng

Cả năm

9 tháng

Cả năm

9 tháng

Cả năm

Tổng số

135,4

183,8

100,0

100,0

14,5

12,4

1. Vốn Nhà nước

73,5

99,8

54,3

54,3

8,4

5,1

a. Vốn NS Nhà nước

31,7

40,8

23,4

22,1

7,1

1,0

b. Vốn tín dụng

18,0

25,0

13,3

13,6

2,3

8,7

c. Vốn của các DN

23,8

34,0

17,6

18,5

15,5

7,6

2. Vốn ngoài quốc doanh

37,8

50,0

27,9

28,2

32,6

29,9

3. Vốn ĐTTT nước ngoài

24,1

34,0

17,8

18,5

9,5

13,3

(Cần chú ý trong nguồn vốn Nhà nước có lẫn vốn ODA chưa tách được).

 

=========================================================== 

TBKTVN
27/9/02

Trắc trở giao thương với Việt kiều
ảnh hưởng dư chấn sau sự kiện khủng bố

Các nhà kinh tế học đủ thời gian tính toán những nền kinh tế quốc dân bị thiệt hại tổng gộp hàng ngàn tỷ USD do ảnh hưởng sau ngày 11/9/2001. Bị ảnh hưởng giảm sút mãi lực từ thị trường tiêu thụ Mỹ, không ít thương nhân Việt Nam cũng bị chao đảo.

Suốt gần 15 năm, chị N ra lề đường đứng bán hủ tiếu "tắc teng" gần chợ Bình Tây ở quận 6, Tp.HCM để kiếm sống qua ngày. Chị khó quên chuyện khủng bố bên Mỹ.

Hết cơn bĩ cực đến ngày thái lai

Nhớ lại một năm trước, chị còn chễm chệ làm chủ 1 sạp buôn bán đặc sản lớn trong chợ sỉ Bình Tây lớn nhất nước, chuyên bán hàng đặc sản nước nhà cho Việt kiều mang ra nước ngoài nườm nượp. Căn sạp chất ngồn ngộn bánh tráng, măng khô, thảo quả, quế chi, hoa hồi, mè xửng, mứt trái cây, tinh dầu cà cuống, nông đặc sản. Toàn những thứ Việt kiều tìm mua làm hàng xách tay ra khỏi Việt Nam. Ngày nào chợ Bình Tây cũng lũ lượt khách Việt kiều đi chợ, mua đặc sản. Thêm số thương nhân Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp... thường mua sản vật Việt Nam để XK tiểu ngạch. Lại còn đội ngũ hướng dẫn viên du lịch dẫn dắt tiếp nối những đoàn du khách quốc tế đi chợ, mua sắm. Không đủ hàng bán "XK tại chỗ", chị N gọi điện thoại điều hành từ 2 căn vựa cận chợ lập tức có ngay. Học lỏm được chút ngoại ngữ nhưng chị giao tiếp thương mại với khách hàng đa quốc gia khá trôi chảy.

Năm ngoái, chị tính: "Cứ 10 Việt kiều về nước thì có 7 người từ Mỹ về. Xảy ra lộn xộn bên Mỹ, có ai về mua hàng nữa?". Chị thấy liền hậu quả nhãn tiền. Chị nhận ngay 1, 2, 3... rồi dồn dập cú "phôn" khách Việt kiều hồi báo huỷ toa đặt hàng, ngưng nhận hàng, trả hàng vì tắc đường bay qua Mỹ.

Bên Mỹ, đóng cửa không phận, Việt kiều kẹt lại, mang hàng ra chợ trả lại kìn kìn. Mới đầu, chủ bán chịu nhận lại hàng, trả lại đủ tiền do "thông cảm tình cảnh khách mua" riết rồi hết thông với nhau nổi. Có người trả hàng tự nguyện bớt 20, 30 rồi 50% giá mua mà chị N không còn sức để chia sẻ lỗ lã đành ngưng nhận lại hàng để bớt "ngậm" hàng ối đọng đang tuột giá từng giờ. Lo nhất là bị vài mối lớn Việt kiều huỷ mấy đơn đặt hàng sỉ tổng trị giá gần 60.000 USD mà chị đã ứng vốn 300 triệu đ đặt cọc huy động hàng để giao. Chị N phải ngưng nhập hàng, kêu hàng để thuyết khách toàn thể bạn giao hàng cùng chia sẻ rủi ro kinh doanh. Chộn rộn qua đi, chị tính sổ, chịu lỗ sơ sơ gần 400 triệu đ, mong mỏi "hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai" bù lại.

Tiếp tới Tết Nhâm Ngọ, Việt kiều về nước thưa thớt, sau Tết vội vã ra đi nhẹ nhàng do không muốn bị hải quan các nước kiểm soát gắt gao hàng nhập cảnh lỉnh kỉnh. Chị N cố lì tại sạp hàng suốt nhiều tháng liền mà chỉ có ít ỏi khách ngoại mua hàng, khó bề toan tính gỡ gạc lại. Doanh thu giảm sút thê thảm mà thuế và chi phí cố định lại tăng, lỗ lã dồn thành lỗ nặng nên chị đành dẹp tiệm để khỏi mang nợ, trang trải xong hết sạch vốn tích luỹ cả trăm cây vàng. Bây giờ ra lề đường kiếm sống đắp đổi bằng xe hủ tiếu, chị N còn cuồn cuộn tinh thần kinh doanh.

Nhiều tiểu thương cùng chung số phận

Trường hợp bị lỗ nặng phải phá sản vì bị giảm mạnh sức mua của Việt kiều từ sự kiện 11/9 bên Mỹ như chị N không là cá biệt. Ông Hùng, Trưởng ban quản lý chợ Bình Tây cho biết khá nhiều tiểu thương bị điêu đứng do gánh chịu ảnh hưởng bên Mỹ. Kể từ 1 năm nay, các ngành hàng kinh doanh sản vật VN: gia vị, nông đặc sản, thực phẩm chế biến, đồ thủ công lâm cảnh "chợ chiều" do Việt kiều đi chợ thưa thớt hơn. Đang buôn bán sôi động bỗng bị ế ẩm triền miên nên nhiều người bị "sốc" nặng phải ngưng kinh doanh. Có người mắc nợ, bỏ trốn các chủ bỏ hàng. Chủ nợ thưa kiện ì xèo. Ngành thuế thì kêu ca thất thu, đốc thu tơi tới.

Tình cảnh bên chợ đầu mối thuỷ sản khô Cảng 2, quận 5 - Tp.HCM còn bi đát hơn do bị ảnh hưởng dây chuyền. Chợ này đã hết thời hoàng kim chuyên đóng dằng dặc toa hàng sỉ đặc sản tôm khô, mực khô, cá khô trị giá từ hàng chục ngàn tới hàng trăm ngàn USD cho thương nhân Việt kiều khi những chuyên cơ cargo DHL, TNT, Fedex, Jumbo Jet bất khả kháng bất động tại sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 9 năm ngoái. Hàng sỉ không xuất đi Mỹ được trả lại kìn kìn, xuống giá thảm hại. Hàng thuỷ sản khô trị giá bét nhất từ 500.000 đ tới vài triệu đồng không "xách tay" đi được nên Việt kiều đem trả, chịu lỗ rần trời. Khiến cho tiểu thương phải chịu phần lỗ do mất giá nặng nhất, gánh thêm tiền thuê kho lạnh trữ hàng tồn dồn dập, chịu lãi phát sinh từ vốn tiền vay bạc hỏi tới tấp.

Khi nước Mỹ định thần rồi kiểm soát cửa khẩu gắt gao hơn thì chẳng ai dại gì mang nhiều hàng vào Mỹ dễ bị kiểm tra, tình nghi lôi thôi. Chợ Cảng 2 hiện phải chịu cảnh hẩm hiu trái với sự sung túc hơn 1 năm trước. ở đây, râm ran chuyện thời sự bị lỗ tới mức phá sản phải dẹp sạp, nghỉ bán, bỏ nghề, trốn nợ nóng hổi. Hàng loạt tên tuổi cỡ bự: "trùm" K, "độc quyền" Y, "đại lý" T.H, ông T, bà S, "lụ xây" S.S, cô K.L chuyên buôn bán lớn với Việt kiều nên bị đứt sạch từ 1 - 10 tỷ đồng. Có mấy người bị mất khả năng chi trả nên biệt vô âm tín luôn. Để lại lê thê lếch thếch thương lái, bạn hàng bị "xù" nợ, chới với. Cứ vậy, phát sinh nợ nần dây chuyền, dắt dưa toàn chợ, lây lan về tới các vùng sản xuất cung ứng hàng thuỷ sản.

Những thua lỗ không thể tính hết

Hàng công nghệ phẩm VN ngày càng nâng cao chất lượng, giá rẻ, hợp thị hiếu hơn nên đã theo hành lý xách tay, bưu kiện xuất sang Mỹ, Việt kiều thường đi mua nhiều quần áo, giày dép, hàng thêu mang đi. Chợ vải Soái Kình Lâm bị dội hàng thêu, ren, brodé. Quần áo thời trang, hàng trang sức... nhất là những mặt hàng dụng cụ hành nghề nail (làm móng) bị dội chợ sỉ An Đông. Tiểu thương liên quan bị thua lỗ, ế ẩm, kéo theo một số nhà sản xuất đình đốn. Ngoài ra, một số sản phẩm VN cũng bị ứ đọng. Nổi rõ trường hợp một cơ sở đang sản xuất võng xếp không kịp để bán cho Việt kiều mua lẻ, đóng hàng sỉ mang sang California bỗng bị giảm mạnh doanh thu bán hàng FOB, nhiều hợp đồng ngoại bị huỷ bỏ. Báo hại cơ sở này lỡ đầu tư mạnh bất đắc dĩ chịu chôn vốn, thiệt hại không ít.

Ông Tư C, ở Cần Thơ, giữ vai trò "đầu gom" hàng VN theo yêu cầu của con trai bên Texas, mỗi tháng đóng từ 2 - 4 "công" sang Mỹ giờ bỗng ngẩn ngơ. Ngày nào ông cũng lê la các chợ sỉ, cơ sở sản xuất cố năn nỉ các bạn hàng thương xót trả lại ít tiền đặt cọc mua hàng rồi hồi lại từ năm ngoái. Đi đâu, ông cũng chìa ra bức thư của con gởi từ Mỹ thống thiết cho biết sở dĩ không nhận hàng do cả tháng sau ngày bị khủng bố vẫn còn "nội bất xuất ngoại bất nhập". Hàng tới gần nước Mỹ phải thoái lui. Tâm trạng người Việt ở Mỹ còn hoang mang lắm dù luôn ủng hộ sản vật quê nhà. Thông cảm tình cảnh chung, ai nấy muối trả lại tiền nhưng lỡ đặt cọc người khác "dính chùm" rồi biết đào đâu ra tiền để hoàn ứng.

Huỳnh Trung Nghĩa

 

 

vnExpress
13/9/2002

Xuất khẩu lỗ 20 triệu USD vì thiếu thông tin

Càng xuất nhiều gạo càng lỗ. Có một nghịch lý đang diễn ra trong hoạt động xuất khẩu gạo: giá gạo trên thế giới càng tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam càng bị lỗ.

Từ đầu năm đến nay giá gạo trên thế giới liên tục thay đổi gạo 15% tấm hiện ở mức 184-185 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 170-172 USD/tấn. Nhưng trước đó các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu với giá thấp, nhất là các hợp đồng chính phủ có giá trị lớn xuất qua Indonesia, Cuba... Giá xuất khẩu đã ký là 169 USD/tấn đối với gạo 15% tấn, 158 USD/tấn đối với gạo 25% tấm, nghĩa là thấp hơn giá thị trường hiện nay từ 14-16 USD/tấn.

Do thiếu thông tin của thị trường lúa gạo thế giới, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng theo sự phỏng đoán chủ quan, khi chưa có hàng trong tay. Đến lúc giao hàng thì giá lúa đã tăng đến mức "chóng mặt" là 1.700 đồng/kg, đẩy giá gạo mua cao hơn giá gạo xuất khẩu. Cứ bình quân 1 triệu tấn gạo xuất khẩu, lỗ 2 triệu USD. Bảy tháng đầu năm 2002, cả nước xuất khẩu 1,8 triệu tấn gạo, trong đó có khoảng 1,3 triệu tấn xuất theo hợp đồng chính phủ đều bị lỗ. Cơ chế bao cấp trong xuất khẩu gạo làm các doanh nghiệp nhà nước ít nhạy cảm với giá thị trường thế giới: nếu thắng thì được chia phần, thua thì xin nhà nước bù lỗ. Chỉ có nông dân là thiệt thòi hơn cả.

Không chỉ gạo, cả trong việc xuất khẩu hạt điều, các doanh nghiệp Việt Nam cũng để mất cơ hội thắng đậm. Bắt đầu từ tháng 5 đến nay, giá hạt điều trên thế giới tăng 10% so với đầu năm, và đang đứng ở mức 4.020-4.920 USD/tấn. Nhưng trước đó, các doanh nghiệp đã xuất hạt điều với giá thấp hơn, và đến khi giá điều tăng thì lượng điều xuất khẩu không còn bao nhiêu.

Theo tính toán của Bộ Thương mại, Việt Nam đã để tuột khỏi tay 20 triệu USD tiền lãi. Điểm qua hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là gạo và hạt điều, trong năm nay, chúng ta đã thất bại. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp thiếu thông tin về các thị trường nông sản thế giới, đưa ra những dự báo không chính xác. Và điều này đã lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua. Mặt khác, các cơ quan xúc tiến thương mại của Chính phủ, tham tán thương mại ở các nước đã không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp những thông tin toàn cục về cung cầu và diễn biến thị trường...

(Theo TBKTSG)

==========================================================

Lao Động
7  tháng 9, 2002
 

Từ 14.9, Nhà máy Honda Việt Nam có thể phải đóng cửa

Quang Định - Công Thắng Ngày 5.9, Tổng Giám đốc Cty Honda VN ông Hiroshi Sekiguchi đã gửi công văn số 397-02/HVN tới Thủ tướng Chính phủ cùng các cơ quan chức năng giải trình về việc bị khống chế sản lượng sản xuất xe gắn máy năm 2002.

Theo ông Hiroshi Sekiguchi, Honda VN (HVN), mọi việc rất bất ngờ khi Bộ Thương mại ngày 4.9 ban hành công văn số 3485 TM/ĐT, chỉ cho phép HVN được nhập khẩu 280.000 bộ linh kiện trong năm 2002 để sản xuất xe gắn máy. Trước đó, căn cứ vào các giấy phép nhập khẩu được Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp cho phép năm 2002 được nhập 587.000 bộ linh kiện, HVN đã xúc tiến đầu tư, mở rộng sản xuất, tuyển dụng đào tạo lao động... Cụ thể, HVN đã ký hợp đồng với các nhà cung cấp nước ngoài để mua 586.800 bộ linh kiện trị giá 113.321.596USD. Theo hợp đồng đã ký kết, đang có 417.200 bộ linh kiện rời cảng nước ngoài trên đường về VN, và HVN đã mở tờ khai hải quan tới 306.000 bộ linh kiện... Tính đến ngày 5.9, HVN đã sản xuất và lắp ráp được 281.629 chiếc xe gắn máy các loại. Ông Hiroshi Sekiguchi cho rằng, quyết định nêu trên của Bộ Thương mại đồng nghĩa với việc buộc HVN sẽ phải ngừng hoạt động từ ngày 14.9.2002 do không nhập được linh kiện để lắp ráp xe. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho HVN mà còn gây thiệt hại cho các nhà cung cấp phụ tùng trong và ngoài nước do phải bồi thường giá trị những hợp đồng đã ký. 2.618 công nhân làm việc trực tiếp trong nhà máy có nguy cơ mất việc làm ngay. Hơn 15.000 lao động tại các Cty, các nhà cung cấp phụ tùng, vận tải, các nhà phân phối sẽ bị ảnh hưởng theo do việc HVN bị đóng cửa do không được nhập khẩu bộ linh kiện lắp ráp xe gắn máy.

Cùng ngày 5.9, Công đoàn HVN đã gửi công văn số 2002-02-CV/CĐ-HVN tới Tổng Liên đoàn Lao động VN, Công đoàn Công nghiệp VN, Công đoàn Tổng Cty Máy động lực và Máy nông nghiệp, Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc phản ánh nguy cơ mất việc làm của 2.618 người lao động tại HVN do quyết định khống chế sản lượng sản xuất năm 2002 mà Bộ Thương mại ấn định. Đồng thời, kiến nghị các cấp công đoàn và các cơ quan chức năng hãy bảo vệ quyền được làm việc của người lao động tại HVN.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động ngày 6.9 qua điện thoại, Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại Mai Văn Dâu giải thích: "Năm nay Chính phủ quy định tổng hạn ngạch nhập khẩu linh kiện xe hai bánh gắn máy toàn quốc là 1,5 triệu bộ, trong đó riêng phần của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 600.000 bộ. Bộ Thương mại đã dành cho HVN 280.000 bộ (hơn 50% công suất của HVN). Tức là về phần mình, Bộ Thương mại đã rất ưu ái cho HVN... Trước những kiến nghị của HVN, Bộ Thương mại cũng chỉ còn biết báo cáo lên Chính phủ để xin chỉ đạo...".

Ngày 6.9, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải cho biết, với tư cách là bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực xe máy, thứ hai ngày 9.9, Bộ Công nghiệp sẽ có cuộc làm việc với HVN, trên cơ sở đó sẽ bàn bạc với các bộ, ngành liên quan khác để tìm giải pháp tháo gỡ. Cũng trong ngày 6.9, chúng tôi đã tìm cách tiếp xúc với ông Vũ Huy Hoàng - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư phụ trách khối đầu tư nước ngoài. Nhưng ông Hoàng nói vì mới nhận được thông tin nên chưa có bình luận gì.

=========================================================

Nhân Dân Điện Tử

6 tháng 8, 2002

Nỗi lo hội nhập đến gần

Việt Nam tham gia AFTA từ năm 1996, nhưng suốt năm năm đầu doanh nghiệp dường như không thấy rõ sự tác động từ việc hội nhập này. Bởi vì, nói là thực hiện cam kết đưa phần lớn mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu vào danh mục cắt giảm thuế quan, nhưng thực chất khoảng 50% số mặt hàng trong biểu thuế của Việt Nam vốn đã thuộc diện này, tức là thuế suất từ 0 - 5%. Do vậy, trong giai đoạn này, thuế suất chưa có thay đổi đáng kể, hoặc chưa tác động đến những ngành nghề đang phát triển ở Việt Nam.

Bắt đầu từ năm 2002, Việt Nam đã phải chuyển hơn 1.200 mặt hàng thuộc danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục cắt giảm thuế, nâng tổng số mặt hàng trong danh mục cắt giảm thuế lên 5.549. Lúc này mới có nhiều doanh nghiệp đề nghị Nhà nước có chính sách bảo hộ.

Sẽ có đột biến?

Đến năm 2003, 755 mặt hàng cuối cùng trong danh mục loại trừ tạm thời cũng sẽ phải chuyển sang diện cắt giảm thuế. Nghĩa là, từ thuế suất nhập khẩu vài chục phần trăm, các mặt hàng này chỉ còn chịu thuế suất từ 20% trở xuống. Ông Hà Trọng Tuấn cho biết, khi hoạch định lộ trình, các cơ quan liên quan đã tính toán đây là những mặt hàng có sức cạnh tranh yếu, cần bảo hộ nhất để trì hoãn đưa sang danh mục cắt giảm thuế vào thời hạn sau cùng. Có thể liệt kê một số mặt hàng, như giấy, xi-măng, thép, đồ điện tử, quạt điện, cơ khí, nước uống không ga, cà-phê chế biến, vải... Và từ năm 2003, thuế suất nhập khẩu các mặt hàng này hiện từ 40-50%, thậm chí có mặt hàng 100%, sẽ chỉ còn 20% trở xuống. Đồng thời, những hạn chế phi thuế như giấy phép nhập khẩu, chỉ tiêu nhập khẩu cũng sẽ được dỡ bỏ.

Đáng lưu ý hơn, tiến độ cắt giảm thuế sẽ rất nhanh, để đến năm 2006 tất cả các dòng thuế trong danh mục này chỉ còn 0-5%, trong đó ít nhất 60% dòng thuế sẽ chỉ còn 0%. Đã vậy, các nước ASEAN đi trước đang đề nghị rút ngắn thời hạn thực hiện lộ trình này sớm hơn một năm. Ông Tuấn nói: "Chuyện này có thể không phải là năm 2006 mà là 2005. Bởi vì, ASEAN 6 (sáu nước gia nhập ASEAN đầu tiên) đã thực hiện đầy đủ AFTA từ năm 2002, thay vì 2003 như lộ trình vạch ra ban đầu".

Bảo hộ bằng thuế suất nhập khẩu cao như lâu nay là nhằm nâng sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong nước, nhưng lại dẫn đến việc phải hạ thuế suất với biên độ quá lớn, đến vài chục phần trăm, chỉ trong vòng một năm. Điều này tất nhiên sẽ mang lại tác động tiêu cực. Nhiều mặt hàng có mức thay đổi thuế suất lớn như vậy sẽ từ các nước ASEAN tràn vào thị trường Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Đạo, Phó tổng giám đốc liên doanh Điện tử Samsung Vina, nhận định: "Thuế suất nhập khẩu giảm lớn sẽ tạo nên đột biến trong hoạt động thương mại. Các mặt hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ làm cho thị trường phong phú, đa dạng hơn, nhưng mặt trái của nó là lực cạnh tranh sẽ tăng lên rất lớn".

Cạnh tranh và cơ hội

Ông Đạo nói: "Thách thức với chúng tôi bây giờ không phải là chất lượng, mà là người tiêu dùng trong nước vẫn còn tâm lý chuộng hàng ngoại. Nói là hàng ASEAN, nhưng đều mang tên tuổi của các đại gia trong làng điện tử đã vài chục năm, giờ lại còn được hưởng thuế nhập khẩu thấp!". Ông Đạo cho biết: "Samsung Vina vẫn phải tiếp tục chuẩn bị kỹ lưỡng để đối mặt với "làn sóng" cạnh tranh từ năm 2003".

Những mặt hàng thực phẩm, nếu trước đây chỉ nhập về dưới dạng nguyên liệu, bán thành phẩm, thì từ năm 2003 sẽ là dạng thành phẩm. Tương tự, các sản phẩm của các nước ASEAN có giá rẻ hơn sẽ vào giành sân với sản phẩm trong nước như giấy, xi-măng, sắt thép, kính các loại, vải... và cà-phê, nhân hạt điều dạng chế biến.

Đơn cử, trên thị trường Việt Nam trong năm tới, không chỉ có cà-phê hòa tan của Nestlé, cà-phê Biên Hòa (Vinacafe), mà còn nhiều thương hiệu khác từ các nước ASEAN. Giám đốc Nhà máy Cà phê Biên Hòa, ông Bùi Xuân Thoa, cho biết Vinacafe hoàn toàn yên tâm về sức cạnh tranh về chất lượng, thương hiệu của mình, nhưng đáng lo ngại ở chỗ giá thành còn cao do phải chịu những chi phí bất hợp lý.

Bên cạnh thách thức còn có những cơ hội mà doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác khi Việt Nam thực hiện giảm thuế. Thứ nhất, những mặt hàng giảm thuế sẽ cho phép các ngành sản xuất dùng mặt hàng này làm nguyên liệu được hưởng mức giá rẻ hơn. Chẳng hạn, giấy cho ngành sản xuất bao bì, in ấn; vải cho sản xuất hàng may mặc; sắt thép, xi-măng cho ngành xây dựng. Thứ hai, các mặt hàng đã đưa vào danh mục cắt giảm thuế cũng đồng thời được hưởng mức thuế thấp khi xuất khẩu đi sáu nước ASEAN đã thực hiện đầy đủ AFTA. Chẳng hạn, nhân hạt điều rang muối, cà-phê dạng rang xay, hòa tan, sứ vệ sinh của Việt Nam vào Malaysia, Philippines... chỉ chịu thuế suất từ 0 - 5%. Để được hưởng ưu đãi, sản phẩm đó phải có ít nhất 40% thành phần có xuất xứ từ các nước ASEAN(*).

Việt Nam đã sẵn sàng?

Nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực nâng sức cạnh tranh, xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình trong những năm vừa qua. Những doanh nghiệp này ít nhiều đã gặt hái những thành công, chiếm vị trí nhất định trên thị trường trong nước. Nhưng theo nhận xét của các chuyên gia thì phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị gì cho giai đoạn sau ngày 1-1-2003.

Tại Hội nghị về Hội nhập kinh tế quốc tế do Bộ Công nghiệp vừa tổ chức, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp, ông Ngô Văn Trụ nói: "Nhiều công ty, tổng công ty thuộc bộ hiện chưa có chiến lược phát triển theo lộ trình hội nhập AFTA. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có năng lực cạnh tranh rất thấp. Vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh đang ngày càng tụt giảm. Nếu năm 1998 còn đứng vị trí thứ 43, thì năm 1999 xuống thứ 48 và năm 2000 là 53". Một trong những nguyên nhân khiến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn thấp là "nhận thức và hiểu biết về sự cần thiết của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn hạn chế. Đa số doanh nghiệp chưa biết các luật lệ cạnh tranh quốc tế, yếu về tiếp cận thị trường, công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến năng suất và chất lượng còn thấp...".

Bà Phạm Chi Lan, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhận xét: "Doanh nghiệp Việt Nam chưa có tinh thần chuẩn bị cao. Tôi nhận thấy nhiều doanh nghiệp chưa nắm thông tin về hội nhập. Làm sao nước đến chân mà nhảy cho kịp!". Về phía cơ quan nhà nước, bà Lan cho rằng: "Trung ương nhận định tình hình là bức bách, nhưng các ngành triển khai rất chậm. Biểu hiện là chính sách về đất đai cho đầu tư còn vướng, giá thuê đất trong các khu công nghiệp, giá điện vẫn còn cao, tín dụng trung và dài hạn vẫn khó khăn về thủ tục cho vay... Nhiều cán bộ chức năng vẫn quan cách, nhũng nhiễu, không thì cũng thờ ơ, tắc trách, chưa thật sự giúp đỡ cho doanh nghiệp vươn lên".

Lưu phan (Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

 

Financial Times
August 27 2002

Vietnam's change of heart
By Amy Kazmin

Tran Le Nguyen is a fully fledged capitalist - and a communist hero. Kinh Do, his fast-growing Vietnamese company, has 2,000 employees and last year made and sold an estimated $20m (€20.6m) worth of snacks, biscuits and cakes. He has built his brand with dazzling neon billboards that rival a Las Vegas casino and he is now diversifying into bottled water and other drinks.

For his business achievements, the 38-year-old Sino-Vietnamese entrepreneur - who also calls himself Dennis Tran - has been awarded a Red Star, a new honour dreamt up by a regime that once reserved its praise for soldiers and state factory workers. Communist authorities have also published Mr Tran's success story - with tales of other leading entrepreneurs - in an inspirational book. "Everyone in Vietnam can tell you the story of his background," says a Kinh Do executive.

Private enterprise has a newfound respectability in Vietnam. Its Communist leaders aim to maintain their tight grip on power by delivering a vibrant economy that offers the youthful 79m population opportunities for material gain. "The government has realised that if you want to have some chance of jobs to keep people happy and preserve stability, it has got to be the private sector," said Mario Fischel, a Hanoi-based economist with IFC, the World Bank's private lending arm.

That change of heart may at last allow Vietnam to achieve the economic potential that has tantalised would-be investors since the early 1990s, when other south-east Asian countries grew more rapidly. "Vietnam is coming," says John Shrimpton, a director of Dragon Capital, which manages about $70m in assets in Vietnam. "Since it was written off in the mid-1990s, we've seen - out of the limelight - diligent application and the emergence of a very competitive economy."

For a decade after Hanoi first started tentatively relaxing its control over the economy in 1989, private business was merely tolerated, rather than actively encouraged. But Vietnam's constitution was recently amended to guarantee equal treatment for state and private companies, a significant shift. The registration of private companies has also been made automatic, allowing the creation of more than 40,000 private companies - and some 750,000 new jobs - in the past two years. The International Monetary Fund estimates that Vietnam's economy will grow 5.3 per cent this year, accelerating to 6.5 per cent next year and then 7 per cent in the following two years.

The new mood is palpable in Ho Chi Minh City, Vietnam's business capital, where restaurants, nightclubs and glitzy shops cater to an increasingly affluent middle class. NFO Vietnam, a market research group, says that about 17 per cent of urban households had monthly incomes of more than $500 last year, up from 9 per cent in 1999.

Hanoi is even allowing party members to engage in commercial activities and top officials have started to liken the quest for private profit to the effort to defeat US forces during the Vietnam war. "Your success in the marketplace is no less glorious than a victory on the battlefield," Pham Van Khai, the prime minister, told Vietnamese businessmen earlier this year.

Vietnam's economy is still dominated by bloated state companies, agriculture and informal household businesses, with registered Vietnamese-owned private companies contributing only about 8 per cent of gross domestic product. But the importance of local private business is rising rapidly. The World Bank estimates private industrial output grew about 20 per cent last year - far outpacing the 12.2 per cent growth by state and foreign-owned companies.

Nguyen Quoc Khanh, a 42-year-old entrepreneur who employs 600 people in his home furnishing and interior design business, is upbeat. "Before, the big concern was how to play with the government," he says. "But now, it is how to play with our business, how to survive with all the competitors. I am ready to expand as much as I can."

For all their exuberance, Vietnam's budding businessmen - and potential foreign investors - still face obstacles such as red tape, pervasive corruption and severe shortages of credit. "On the surface, you have a good emerging private sector but behind the scenes there are a lot of weaknesses and disadvantages," says Do Duc Dinh, a senior economist at Hanoi's Institute of World Economy.

Financial reforms are crucial. State-owned banks still remain reluctant to lend to private companies. Bankers sometimes face criminal prosecution if their loans go sour. So entrepreneurs tend to rely on personal savings - and funds from family and friends. "There's a lot of frustration," says Don Lam, a corporate finance specialist at PwC (Vietnam). "These guys are begging for money and nobody's willing to give it to them." The tax laws also retain a socialist quality. Personal income taxes are high and punitive taxes are imposed if a company's profits exceed a 25 per cent return on capital, a rule that has encouraged many small companies to distort their accounts. "If the environment requires you not to be just a risk-taker but also a scofflaw to succeed, that is not healthy," says Frederick Burke of the law firm Baker & McKenzie.

In addition, businesses routinely encounter obstruction from junior officials. "The central government is very concerned with the needs of business but when you come to lower-level implementation - either intentionally or out of ignorance - things just aren't getting done," says Henry Lam Van Hung, who left Vietnam in 1977 and now manages a steel company.

Vietnam's new capitalists are not remaining silent about their woes. Senior business leaders have joined together to lobby the government and have been joined by foreign investors. Hanoi appears willing to listen. At an unprecedented party conclave this year, Communist leaders set an ambitious reform agenda. If they can turn their words into action, some of the underlying barriers to private enterprise in Vietnam will be removed. Hanoi's Communists may then secure the country's capitalists as allies in their effort to remain in charge.

=======================================================
Far Eastern Economic Review
August 29, 2002

ASIAN ECONOMIC OUTLOOK: VIETNAM

Storm Shelter

By Margot Cohen

THE VAGARIES OF the global economy haven't knocked Vietnam off its feet. Consumer spending and local private investment are leading a reassuring 6% GDP growth this year and perhaps 6.6% next year, although more conservative economists revise that figure downward to roughly 5.2% for 2002. Signs of the dynamic domestic climate include a busy construction industry. Cement sales through 2002 are estimated at 19.5 million tonnes, a 50% hike over 2000, while ceramic tiles have shot up even more. Print and TV ad expenditures are growing in tandem with urban purchasing power. Meanwhile, new domestic companies are popping up at the rate of 2,000 a month. They're mostly small fry, but some are exploiting Vietnam's increasing tourism potential, marked by a 10% boost in foreign travellers in the first seven months of the year.

Still, this is no time for Vietnam's leadership to take a vacation. The new cabinet must contend with a troubling export picture including a sharp decline in crude-oil revenues, which dropped nearly 18% year on year in the first seven months of 2002. Dismal prices for rice, coffee and pepper are still causing grief among the country's majority rural dwellers. The seafood sector shows promise but spirits are sinking because of a row with the United States over low-priced catfish and concerns voiced by the European Union and the U.S. in enforcing quality control of shrimp. The bilateral trade agreement with the U.S. (which came into effect in December 2001) has encouraged a little more Korean and Taiwanese investment in garments, textiles and footwear--with footwear exports flourishing from January to July, growing 16% year on year. But the pact hasn't unleashed much new activity overall, both because of the wobbly fortunes of the U.S. and Asia, and because the constraints on foreign investment remain essentially the same. Witness Vietnam's towering income taxes, poor or non-existent component industries and steep electricity and transport costs. Telecoms prices are only gradually declining.

With its stable politics and cheap labour, the nation could become a post-September 11 favourite for companies looking to hedge their bets and avoid investing solely in China. If Vietnam's top-ranking cadres really got down to addressing investor complaints, the construction workers wouldn't be the only ones breaking out in sweat.
 

==============================================================

VN Express
8/8/2002

Phỏng vấn Trần Xuân Giá khi vừa xuống chức Bộ Trưởng KH & ĐT

Ông Trần Xuân Giá: "Tôi hạnh phúc vì quãng đời vừa qua của mình". Sáng nay, các thành viên Chính phủ khóa XI đã ra mắt. Bộ Kế hoạch & đầu tư (KH&ĐT) sẽ có lãnh đạo mới là ông Võ Hồng Phúc. Ở tuổi 63, ông Trần Xuân Giá rời vị trí bộ trưởng sau 6 năm giữ chức. Ông đã có buổi trò chuyện với VnExpress.

- Trong thời gian cùng các chuyên gia xây dựng chính sách kinh tế, ông có bị "đụng chạm" nhiều không?

- Đụng chạm quan điểm là quá trình giằng co, đấu tranh suốt từ đó tới tận bây giờ. Cán bộ gánh vác sự nghiệp đổi mới vừa qua gồm 3 nhóm người: những người xông tới rất mạnh mẽ, người đổi mới từ từ theo cách tiếp tiến, và cả những người vẫn sống, tư duy theo cách cũ, không thay đổi. Giữa họ luôn xảy ra những đối chọi về quan điểm, tư tưởng; khi âm ỉ, khi quyết liệt. Trải qua giai đoạn này, tôi biết và tự nhủ không thể bi quan trước những vướng mắc đâu đó của cơ chế, về chỗ này hay chỗ kia còn bảo thủ. Tôi đã rút ra bài học cho mình là phải luôn giữ được chủ kiến.

- Ông đánh giá thế nào về những thăng trầm của đầu tư nước ngoài ở Việt Nam?

- Ta mở cửa đón nhận đầu tư nước ngoài vào thời điểm cả khu vực được đánh giá là năng động nhất thế giới. Các nhà đầu tư nhìn Việt Nam như một mảnh đất mới, hấp dẫn, cần khai phá. Những năm đó, ta nhận được nhiều dự án lớn về vốn đăng ký , như khu đô thị Nam Thăng Long 2,1 tỷ USD, dự án An Phú – An Khánh (TP HCM) gần 1 tỷ. Một năm mà chỉ riêng 2 dự án vốn đầu từ đã tới 3 tỷ USD thì quả là lớn thật. Nhưng phải chú ý rằng lúc đó lấy vốn đăng ký làm thước đo, khác với bây giờ là tính theo vốn thực hiện. Và thực tế những dự án lớn đó đều không hiệu quả tương xứng với đề án ban đầu. Vì vậy so sánh mức độ tăng trưởng đầu tư nước ngoài lúc đó và giờ đây là sẽ có điểm khập khiễng.

Vốn đầu tư những năm đầu cao còn vì những địa điểm ngon, ngành kinh doanh béo bở đã được đưa ra lập dự án ngay. Như xây dựng khách sạn thì đã có sẵn cơ sở hạ tầng, khu dân cư, chỉ việc “trồng” cao ốc vào là xong. Lúc đó, vốn trong nước cần có để hấp thu vốn nước ngoài không lớn. Còn giờ đây, để thu hút đầu tư nước ngoài thì phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng. Mà nguồn lực trong nước còn yếu, không như Trung Quốc, họ bỏ ra 9 đồng để nhận 1 đồng vốn đầu tư nước ngoài.

Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 đã khiến các nhà đầu tư dè dặt, cẩn thận hơn khi tính chuyện làm ăn với các nước, trong đó có Việt Nam. Qua giai đoạn này thì các nước trong khối Asean đã có những thay đổi về chính sách như giảm giá lao động, đất đai..., trong khi Việt Nam, các yếu tố này ngày càng yếu dần và để mất sức hấp dẫn ban đầu.

- Nhưng các nước trong khu vực đã hấp dẫn nhà đầu tư trở lại, trong khi đầu tư ở Việt Nam tiếp tục xuống dốc trong năm nay?

- Cần chú ý là các nước đã sớm ổn định trở lại. Họ lại có nền kinh tế thị trường truyền thống hơn ta, các nhà đầu tư có sẵn giây mơ rễ má nên sắn sàng rót vốn vào khi thấy môi trường đầu tư ổn định và thuận lợi. Hơn nữa ở nhiều nước như Malaysia, Hàn Quốc, hình thức đầu tư không phải là nhằm xây dựng mới nhà xưởng sản xuất như Việt Nam, mà phần vốn rất lớn là để mua lại các doanh nghiệp bị cơ cấu lại sau khủng hoảng. Còn ở ta, chủ yếu là đầu tư ban đầu, không đơn giản chỉ là đưa đồng vốn vào nền kinh tế. Với loại đầu tư như vậy nguồn lực trong nước phải có sẵn để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầng, về thị trường, để có thể hấp thụ nguồn vốn bên ngoài.

Cũng cần khẳng định, sự hấp dẫn của ta là ổn định chính trị - xã hội. Nhưng yếu tố này không thay cho được các yếu kém về cơ sở hạ tầng, trong khi cơ chế chính sách vẫn đang trong quá trình hình thành.

- Ông rút ra điều gì sau hơn 20 năm làm chính sách?

- Thứ nhất, tôi nhận thấy tìm giải pháp đã khó nhưng thực thi nó còn khó gấp nhiều lần. Vô số luật ta ban hành rất đúng, rất hay nhưng không đi vào cuộc sống được. Lý do là văn bản hướng dẫn chậm ban hành, hoặc khi có thì lại mất thời cơ, không đồng bộ với văn bản khác. Câu chuyện tôi nhớ nhất là hồi lạm phát phi mã, vàng tăng giá vùn vụt. Giải pháp lúc đó là cho tư nhân kinh doanh vàng tư trang, biến nó từ phương tiện bảo toàn giá trị thành hàng hóa. Làm vậy là đánh vào độc quyền kinh doanh vàng bạc của Nhà nước. Nhưng lúc đó đã làm rất quyết liệt, hàng loạt văn bản liên tục ra đời đồng bộ, kịp thời. Có văn bản từ khi soạn thảo, trình, đóng dấu ban hành chỉ trong 24 giờ.

Thứ hai, là nhà hoạch định chính sách, người làm luật thì phải nhanh nhạy với sự biến đổi của nền kinh tế, không thể bảo thủ. Chính tôi khi chuẩn bị nghị định thi hành Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân đã đặt ra cái gọi là vốn pháp định. Việc này của mình mãi sau mới thấy là chủ quan, duy ý chí. Nội dung 2 luật này ban đầu được đặt trong một đạo luật. Nhưng rồi có ý kiến đề nghị tách, chính tôi lại không kiên định. Vậy là tách làm hai, để sau này khi làm Luật Doanh nghiệp lại gộp chung vào. Điều đó cho thấy làm lãnh đạo phải có tư duy mạch lạc, rõ ràng và kiên định.

- Khi rời vị trí công tác, có điều gì ông cảm thấy là chưa làm được cho doanh nghiệp, cho môi trường kinh doanh trong nước không?

- Việc chưa làm được còn quá nhiều, song cũng nói thật là đời mình không thể làm hết được. Nhưng ở tuổi 63, tôi tâm đắc với việc đã làm. Đó là giải quyết được khâu tham gia thị trường cho doanh nhân trong nước, đã đặt được họ vào đường ray của nền kinh tế. Tôi tin là đường ray này sẽ không bị đổi hướng, còn họ đi nhanh, chậm là việc khác. Tôi cũng mừng vì mình đã thể hiện được sự nhất quán trong những việc đã làm, khẳng định được rằng doanh nghiệp nuôi nhà nước chứ không phải nhà nước nuôi doanh nghiệp.

Nghĩa Nhân thực hiện

===================================================================

Lao động số 172
Ngày 04.07.2002

6 tháng đầu năm: Nền kinh tế đang "ấm" lên

Vẫn là những số liệu tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm đã được các phương tiện thông tin đăng tải gần đây, nhưng qua "lăng kính" của Tổng cục Thống kê trong buổi họp báo ngày 2.7, tình hình kinh tế xã hội khá lạc quan. Trao đổi với PV Báo Lao Động, quyền Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống kê Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh:

- Qua số liệu thống kê, diễn biến kinh tế 6 tháng đầu năm tiến bộ vượt trội ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt. Tổng sản phẩm tăng 6,7%, tuy chưa bằng mục tiêu tăng 7-7,3%, nhưng Việt Nam vẫn đứng vào danh sách các nền kinh tế có mức tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 58.777 tỉ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng cao, đạt 13,9%. Rất đáng lưu ý, sản phẩm công nghiệp thời kỳ này tiêu thụ tốt, ít hàng tồn kho. Thương nghiệp phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt trên 135 nghìn tỉ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất kinh doanh phát triển, do đó thu ngân sách 6 tháng đạt 53% dự toán cả năm, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2001.

- Những vấn đề nổi bật trong lĩnh vực xã hội là gì, thưa ông?

- Giải quyết việc làm là điểm khá nhất. 6 tháng, cả khu vực thành thị và nông thôn giải quyết được 242.000 người vào làm trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (chưa thống kê được chính xác số người vào làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản nhưng con số này ước khoảng 600.000 người). Lĩnh vực giáo dục cũng có những kết quả khả quan. Hầu hết các địa phương đã đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhiều vấn đề xã hội tiêu cực được hạn chế: Thiếu đói giáp hạt xảy ra trong phạm vi hẹp, giảm 15,1% số hộ thiếu đói so với năm 2001. Tình hình bệnh dịch xảy ra trên diện hẹp... Đã xảy ra 2.100 trường hợp ngộ độc thực phẩm, làm chết 50 người. Tình hình nhiễm HIV/AIDS và tai nạn giao thông là hai vấn đề vẫn diễn biến phức tạp. Đến 20.6 cả nước đã phát hiện 50.856 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 7.418 trường hợp đã chuyển thành bệnh nhân AIDS. 5 tháng đầu năm, đã xảy ra 12.000 vụ tai nạn giao thông làm chết 5.413 người, làm bị thương 14.000 người

- Các số liệu về xuất khẩu là chưa đạt kế hoạch, nhiều ý kiến cho rằng VN rất khó thực hiện mục tiêu XK. Ông dự báo gì về vấn đề này?

- Đúng, kim ngạch XK 6 tháng đầu năm mới đạt gần 7,3 tỉ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2001, nhập siêu 6 tháng lên tới trên 1,1 tỉ USD, bằng 15,9% kim ngạch XK. Nhưng theo đánh giá của chúng tôi, tình hình XK 6 tháng cuối năm sẽ khả quan hơn nhiều. Trước hết, tình hình kinh tế thế giới đã phục hồi trở lại theo tiến độ đi lên sẽ tạo cơ hội cho hàng hoá XK của Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới. Thực tế nhịp độ XK những tháng gần đây đang tăng dần, tháng sau cao hơn tháng trước. Một số ngành sản xuất hàng XK đang thay đổi mạnh: Khai thác dầu thô sẽ khá hơn sau thời gian đại tu sửa chữa thiết bị. XK thuỷ sản đã rút kinh nghiệm để không xảy ra việc bị trả lại hàng bằng cách sẽ kiểm tra "ngặt nghèo" hơn về chất lượng, dư lượng hoá chất. Chính phủ, các cấp, các ngành đã áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ để thúc đẩy XK. Tôi tin 6 tháng cuối năm XK sẽ không ở tình trạng tăng trưởng "âm" như đầu năm.

- Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng tăng 2,9% so với cuối năm 2001, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

- Xin nói ngay, đó là điều mừng. Đây là những con số báo hiệu sự phục hồi và phát triển kinh tế. Đã khá lâu rồi chúng ta mới lại có một giai đoạn chỉ số tiêu dùng liên tục tăng, tháng sau cao hơn tháng trước. Chỉ số tiêu dùng tăng như vừa qua là kết quả của những biện pháp kích cầu Chính phủ liên tục thực hiện nhiều năm qua. Đây là thông điệp báo hiệu đời sống xã hội khá hơn, tiêu dùng nhiều hơn, dịch vụ sôi động hơn... tạo nhu cầu kích thích sản suất tăng nhanh. Có thể nói, chỉ số giá tiêu dùng tăng đang làm cho nền kinh tế "ấm" lên, các vấn đề xã hội sẽ tốt hơn nhiều.

- Xin cảm ơn ông! Công Thắng - Anh Xuân thực hiện