Một Vài Suy Nghĩ Về Cuộc Chiến Nga – Ucraina
Và Những Câu Chuyện Xung Quanh

Phạm Hưng Quốc

Nói là cuôc chiến giữa hai quốc gia, Nga – Ucraina nhưng thực chất là cuộc chiến giữa Nga và thế giới phương tây mà Ucraina là người lính trên tiền tuyến.

Nỗi sợ Nga đã bắt đầu từ chiến tranh lạnh sau đại chiến thế giói lần thứ hai. Nỗi sợ này có căn nguyên từ sự khác biệt về tư tưởng giữa độc tài toàn trị hà khắc dưới thời Stalin và Mao Trạch Đông và các thể chế nhà nước dân chủ.  Sau chiến thắng trục Phát xit Đức, Nhật, Ý, cả thế giới đều chứng kiến sức mạnh của chính quyền độc tài tại hai nước Liên Xô và Trung Quốc được núp dưới danh nghĩa của hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Tác giả phải dùng chữ “núp dưới” vì ở chính hai quốc gia cộng sản này đã diễn ra những cuộc đối đầu không khoan nhượng một mất một còn giữa các phe phái cộng sản khác nhau. Sự đối đầu này còn quyết liệt hơn cả chiến tranh với các lực lượng thù địch bên ngoai. Hàng chục triệu người bi đầy đọa, hàng triệu người bị hãm hại và thủ tiêu, dù rằng họ đều tự nhận là môn đồ của chủ nghĩa cộng sản.

Các lực luợng chính trị tại các quốc gia độc tài này dùng chính chủ nghĩa cộng sản theo cách diễn giải của riêng mình để tiêu diệt nhau. Các cuộc xung đột giữa họ đã làm cho cả thế giới rùng mình kinh sợ về sự tàn nhẫn và tính không khoan nhượng.  Nó đã hình thành một nỗi ám ảnh tự nhiên và dần tạo ra một định kiến cho rằng chủ nghĩa cộng sản là một lực lượng chính trị cực đoan, hiếu chiến và tàn bạo.

Việc Liên Xô sụp đổ đã làm cho nhiều người ở các nước phương tây thở phào, vì đã tưởng rằng nước Nga sẽ hướng theo xu thể dân chủ phương tây. Tổng thống Ensin  là một người hiểu rõ mặt trái của chủ nghĩa cộng sản và hành động xóa bỏ cái bóng của chủ nghĩa này một cách cực đoan, cẩu thả.  Ông ta không những đã phá bỏ một nhà nước cộng sản đã tồn tại hơn 70 năm mà còn làm sụp đổ gần như hoàn toàn môt nước Nga vĩ đại đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Thực tế này có hại cho nước Nga và dân tộc Nga nhưng lai có lợi ít nhất là trong giai đoạn trước mắt cho phương tây mà đứng đầu là Hoa Kỳ trên phạm vi toàn cầu. Tổng thống Putin là môn đệ của tư tưởng Đại Nga. Ông đã quyết tâm vực lại một nước Nga hùng mạnh có tầm ảnh hưởng của một siêu cường một thời. Để vực dậy môt nước Nga ốm yếu, què quặt, trong giai đoạn đầu nắm quyền Putin luôn mang bộ mặt thúc thủ, hòa dịu với phương tây, nhưng năng động.  Ông ta còn luôn tỏ ra là một đệ tử trung thành của ngài Ensin nghiện rượu, thường xuyên say khướt để che bớt tham vọng phục hồi nước Nga.

Sau 20 năm dưới thời Putin nước Nga đã lột xác, dần trở lại vị trí của môt siêu cường. Thật không logic, hời hợt, và thiển cận nếu nghĩ rằng nước Nga sẽ không bao giờ dám đòi lại vị thế mà Liên Xô đã từng có trước đây trên thế giới. Việc khối NATO vẫn tồn tại và không ngừng tìm cách phát triển sang phía đông của châu Âu gần như là môt nỗ lực nổi trội nhất mà các nước phương tây đã làm để ngăn chặn sức mạnh của con gấu Nga.  Có lẽ các nước phương tây cho rằng việc mở rộng NATO sang các nước giáp Nga là một biện pháp hữu hiệu để cho dù con gấu Nga có thức giấc thì nó cũng không dám đe dọa thế giới phương tây như trước. Rõ ràng đây là cách tư duy và hành động một chiều phiến diện, cổ lỗ. Hơn nữa, các nước phương tây có lẽ vì quá nôn nóng muốn áp đảo nước Nga nên trong những năm vừa qua đã cổ súy các cuộc cách mạng màu và tinh thần bài Nga cực đoan  ở các nước láng giềng và ngay cả tại các nước vốn thuộc Liên Xô trước đây. Việc làm này đã phản tác dựng, đã đánh thức vội vã sự phản kháng sinh tồn của nước Nga và dân tộc Nga  sớm hơn các dự đoán. Để tồn tại nước Nga không còn cách nào khác phải sử dụng nanh vuốt của mình để ngăn chặn xu hướng nguy hiểm này.

Rõ ràng về sức mạnh răn đe thì nước Nga ngày nay không thua kém gì Liên Xô trước đây mà còn hơn thế. Với trình độ kỹ thuật và công nghệ mà nước Nga đã học hỏi từ các nước phương tây trong hơn 20 năm qua cùng với nền tảng sẵn có của Liên Xô trước đây, có thể nói nước Nga hiện nay không hề yếu thế so với các nước phương tây. Mặt khác ý chí dân tộc  Nga và thói quen chịu đựng gian khổ của họ luôn cao hơn và dễ thích ứng hơn với cac điều kiện xung đột, chiến tranh, so với người dân các nước phương tây. Một chân lý không thay đổi là ý chí người dân luôn là yếu tố quyết định trong mọi cuộc chiến tranh. Điều này lại thêm một lần nữa được minh chứng qua sự phản kháng của người dân miền tây Ucraina trước quân đội Nga. Việc không đánh giá đúng về tinh thần phản kháng của người dân miền tây  Ucraina là  sai lầm lớn nhất của Putin trong cuộc chiến này. Quân đội Nga  đã phải chịu các tổn thất rất lớn về tính mạng người lính, chi phí chiến tranh và đặc biêt là uy tín và tính chính danh của cuộc chiến mà họ khởi xướng so với dự tính ban đầu của họ. Tính chính danh của cuộc chiến là yếu tố nền tảng của cuộc chiến. Người lính Nga và cả Ucraina còn rất trẻ, họ ít quan tâm đến các ý nghĩa sâu xa của cuôc chiến. Họ chỉ quan tâm đến các nội hàm trực tiếp và trước mắt của cuộc chiến. Họ sẵn sàng hy sinh khi họ cảm nhận đang  đừng về phía chính nghĩa và ngược lai.

Có lẽ đã nhận thức được điều này nên Putin đã thay đổi mạnh mẽ cách tiến hành cũng như mục tiêu của cuôc chiến. Từ tiến hành chiến tranh chớp nhoáng trên diện rộng toàn lãnh thổ Ucraina với hy vọng làm cho cả thế giới khiếp sợ trước sức mạnh Nga thì nay chuyển sang tập trung ở khu vực phía đông giáp biên giói Nga, nơi có nhiều người Nga sinh sống. Sự thay đổi này không chỉ là nền tảng cho các thành công trước mắt của cuôc chiến mà còn cả tương lai sau này thời hậu chiến. Kết quả thời hậu chiến mới là kết quả cuối cùng của mọi cuộc chiến.

Dự đoán về kết cục của cuộc chiến

Một thành công của các nước phương tây trong cuôc chiến này là đã tạo ra được sự đoàn kết thống nhất giữa các nước EU trong việc gây sức ép với nước Nga của Putin. Thành quả này không chỉ có ý nghĩa cho chính cuôc chiến này mà còn mang tính răn đe cao với những ai còn nghi ngờ về sự đoàn kết của các nước phương tây chống lại những kẻ muốn thay đổi trật tự trên thế giới.  Song cũng cần phải thẳng thắn nhìn nhận sự thắng lợi này có thòi gian tính rất hạn chế. Nếu các nước phương tây không có sự điều chỉnh hợp lý theo diễn biến của tình hình thì thành quả này có thể sẽ bị phá sản  nhanh chóng.  Sẽ hoàn toàn không thực tế nếu cho rằng nước Nga sẽ tàn lụi bởi sự phong tỏa của phương tây. Nước Nga là một quốc gia rất đặc biệt. Với diện tích đất đai và nguồn tài nguyên khổng lồ, nước Nga vẫn hoàn toàn có thể sống tốt cho dù phải sống một mình. Đó là chưa nói ho vẫn thông thương với hơn một nửa thế giới còn lại, đặc biệt là Trung Quốc. Với tốc độ phát triển hiện nay thì chưa chắc các nước phương tây sẽ áp đảo được sự phát triển của Nga và Trung Quốc khi hai nước này liên kết chặt chẽ vớí nhau. Mặt khác, các nước phương tây bao gồm hơn 30 nước. Tuy có nền kinh tế, công nghệ,  khoa học kỹ thuât hàng đầu trên thế giới nhưng để duy trì được sự đoàn kết dài lâu và bền vững  trong tương lai thì chính các nước này còn phải vượt qua rất nhiều thách thức. Ngay cả điểm mạnh nhất của các nước phương tây là duy trì thể chế dân chủ ưu việt. Về lý thuyết, trong thể chế này tiềm năng con người sẽ được phát huy cao nhất. Nhưng họ (các nước phương tây) là 30 quốc gia, 30 dân tộc, 30 trình độ phát triển, 30 phong tục và thói quen tập quán. Thực tế này cũng tiềm ẩn các nhân tố tạo ra sự chia rẽ, bất đồng và thậm chí là xung đột. Nếu các nước EU không có những chính sách linh hoạt, thông minh và kịp thời thì khả năng mất đoàn kết giữa các nước trong khối là rất cao. Một khi đã mất đoàn kết thì khả năng tan rã trong toàn khổi là không thể tránh  khỏi. Làn ranh giữa thành công và thất bại luôn rất mong manh. Hiện nay các nước EU cùng đoàn kết cấm vận năng lượng nước Nga.  Đây là một kết quả kỳ diệu hiếm có, nhưng tất cả mới chỉ là quyết tâm chính trị của EU và NATO vào thời điểm hiện tại. Liệu hệ quả của sự cấm vận này trong tương lai có quá sức chịu đựng của chính EU và NATO hay không thì chỉ có thời gian mới cho câu trả lời chính xác.  Tác động của lệnh cấm vận này đối với mỗi nước một khác với biên độ chênh lệch  khác biệt rất lớn. liệu EU có tạo được sự công bằng cần thiết giữa các quốc gia trong khối để không nảy sinh mâu thuẫn trong tương lai giữa họ?

Thể chế dân chủ của các nước phương tây đã tạo ra tính ưu việt trong sự phát triển văn minh của xã hội loài người. Nhưng liệu các thể chế này đã đủ ổn định vững chắc hay chưa? Đây còn là một câu hỏi. Hiên tượng  Donald Trump vừa qua ở Mỹ đã nói lên điều gì? Mâu thuẫn gay gắt giữa hai đảng Dân chủ và Công hòa Hoa kỳ nói lên điều gì?  Ciêc Vương Quốc Anh rời liên minh Châu Âu nói lên điều gì? Tại sao các thế lực chính tri cực đoan ở châu Âu vẫn còn đất để tồn tại và phát triển? …vv

Kết luận

Sự thất bại của Putin  trong giai đoạn đầu cuộc chiến chỉ có tính tạm thời. Với  đặc tính của  dân tôc Nga trải qua hàng trăm năm lịch sử, cùng với tiềm năng kinh tế, quân sự hiên có, Putin và nước Nga không bao giờ chấp nhận trở thành bên thua cuộc trong cuộc chiến này, cho dù họ sẽ phải chấp nhận những tổn thất to lớn hơn nữa, cả về người và của. Khác với nhiều cuộc chiến khác, Putin có phe ly khai ở miền đông Ucraina, mà ở đó chủ yếu là người Nga, ủng hộ. Nếu cuộc chiến kéo dài thì người Ucraina ở phía tây sẽ chịu thiệt thòi hơn người dân miền đông. Trong trường hợp Kiev dựa vào vũ khí phương tây tấn công Crimea hoắc các vùng lãnh thổ khác của nước Nga, thì Putin sẽ có sự đáp trả khốc liệt hơn, kể cả sử dụng vũ khi hạt nhân chiến thuật có hạn chế. Phương tây hiện nay gần như đã áp dụng các biện pháp mạnh mẽ nhất để chống Nga. Phương tây chỉ chưa thực hiên cuộc chiến tranh trực diện với người Nga mà thôi. Do vậy việc Nga sử dụng vũ khi hạt nhân chiến thuật có han chế sẽ là một khả năng hiện thực để ngăn chận việc họ bi thua trong cuộc chiến. Ngược lai nếu Nga thắng thì bên thua mới chỉ là Ucraina và vũ khí phương tây mà thôi. Đây là viêc thua có tính chiến thuật cục bộ. Việc cấm vận Nga về lâu dài thì bên chịu thiệt hại nhiều hơn lại là phương tây, vì sẽ đến lúc họ phải lựa chọn hoăc để Nga chiến thắng một cách hạn chế, hay nói cách khác chấp nhận để Ucraina thua một cách hạn chế, hoặc phải đối đầu với môt cuộc chiến tranh hạt nhân cho dù mới chỉ ở mức độ chiến thuật.

Trong trường hợp các bên Nga và Châu Âu không kềm chế được việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật với mức độ hạn chế thì chắc bên thua thiệt sẽ thuộc về châu Âu và thế chiến thứ ba sẽ rất khó tránh khỏi.

Tuy Putin chưa tuyên bố công khai nhưng ai cũng hiểu đối với ông ta thua tại Ucraina tức là chết.

 

Phạm Hưng Quốc

 Tác giả gửi cho viet-studies ngày 3-5-22