Thời Báo Kinh Tế Sài G̣n

2-12-2004

 

Dệt may trước cột móc : - Ngắn hạn, không quá bi quan

 

Tấn Đức

 

Các doanh nghiệp ngành dệt, may tạm thời có thể yên tâm. Ít ra cho đến nay, diễn biến thị trường tiêu thụ hàng nhập từ Việt Nam cho năm 2005 không xấu như nhiều người lo ngại.

 

Càng đến gần thời điểm 1-1-2005, các doanh nghiệp ngành dệt, may Việt Nam càng bớt lo hơn về khả năng t́m kiếm các hợp đồng xuất khẩu cho năm 2005. "Tác động của việc băi bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt, may đối với các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không đến nỗi tệ hại như lo ngại của các doanh nghiệp Việt Nam. Ít nhất là cho đến thời điểm này", ông Phạm Xuân Hồng, Phó chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM, cho biết. Ông nói thêm, cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp may xuất khẩu thuộc Hội Dệt may Thêu đan TPHCM đă có hợp đồng xuất khẩu cho năm sau, thậm chí có doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng đủ để làm cho đến hết quí 2-2005.

 

Không riêng ǵ những doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp may có quy mô trung b́nh và nhỏ cũng không mấy khó khăn để kư các hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may đi Mỹ cho các quí đầu năm tới. Như vậy, điều lo ngại của Bộ trưởng Thương mại Trương Đ́nh Tuyển về khả năng doanh nghiệp nhỏ khó t́m được hợp đồng xuất khẩu hàng dệt, may vào thị trường Mỹ chưa xảy ra. Bà Đinh Thị Phương Phi, Phó giám đốc Công ty Thế Ḥa - một doanh nghiệp may nhỏ, cho biết hợp đồng đă kư được cho đến nay đủ để công ty hoạt động hết công suất trong những tháng đầu năm 2005.

 

Theo Bộ Thương mại, đến đầu tháng 11-2004, chín trong tổng số 16 nhà nhập khẩu lớn của Mỹ đă thông báo kế hoạch đặt hàng dệt, may của Việt Nam cho năm 2005 với tổng giá trị gần 800 triệu đô-la Mỹ. Cho dù đây mới chỉ là kế hoạch của nhà nhập khẩu, chưa phải là những đơn đặt hàng chính thức, nhưng nó cũng là một tin đáng mừng. Bởi lẽ các nhà nhập khẩu lớn không những không cắt hợp đồng gia công tại Việt Nam, mà trái lại họ c̣n có kế hoạch đặt hàng nhiều hơn. Cũng theo Bộ Thương mại, tổng giá trị đơn đặt hàng dệt, may tại Việt Nam của chín nhà nhập khẩu này trong năm 2004 chỉ khoảng 545 triệu đô-la Mỹ.

 

Các nhà doanh nghiệp may cho rằng, dù từ ngày 1-1-2005 hàng dệt, may của Trung Quốc không c̣n bị hạn chế bởi hạn ngạch khi xuất vào thị trường Mỹ và các nước châu Âu, nhưng các nhà nhập khẩu dường như vẫn chưa vội ồ ạt chuyển đơn đặt hàng đến nước này. Theo bà Phi : "Họ muốn chờ đợi để thăm ḍ diễn biến của thị trường sau thời điểm băi bỏ hạn ngạch". Có lẽ v́ thế mà ngành dệt, may xuất khẩu Việt Nam chưa bị ảnh hưởng ǵ lớn, mặc dù trong năm tới hàng Việt Nam xuất vào Mỹ vẫn bị khống chế bằng hạn ngạch.

 

Việc băi bỏ hạn ngạch hàng dệt, may xuất khẩu không chỉ gây lo ngại cho doanh nghiệp ở các nước chưa phải là thành viên của WTO như Việt Nam. Nó c̣n là mối lo của các nhà sản xuất ngành dệt may của chính các nước nhập khẩu như Mỹ và các quốc gia thuộc Liên hiệp châu Âu (EU).

 

Chính quyền Mỹ đă cam kết với liên minh các nhà sản xuất hàng dệt, may và công đoàn ngành dệt, may Mỹ sẽ xem xét các biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng dệt, may từ Trung Quốc để tránh gây tổn hại cho ngành dệt, may của Mỹ. Ủy ban châu Âu cũng đă thông qua một số biện pháp nhằm hạn chế hàng dệt, may của Trung Quốc và Ấn Độ tràn vào thị trường khối này. Chẳng hạn EU sẽ thiết lập hệ thống kiểm soát riêng đối với hàng may nhập từ Trung Quốc. Đây là hệ thống cấp giấy phép nhập khẩu tự động và sẽ được áp dụng đối với một số mặt hàng nhạy cảm. Trong t́nh h́nh chưa rơ liệu Mỹ sẽ dùng chính sách ǵ để hạn chế nhập khẩu hàng dệt, may từ Trung Quốc, th́ đặt gia công ở Việt Nam vẫn là sự lựa chọn an toàn của các nhà nhập khẩu Mỹ.

 

Đối với những nhà nhập khẩu chuyên đặt gia công các sản phẩm cao cấp, yếu tố giá cả không quan trọng bằng chất lượng. Đây là lợi thế của ngành may Việt Nam. Theo các doanh nghiệp thuộc Hội Dệt may Thêu đan TPHCM, nhiều khách hàng đến nay vẫn đặt gia công ở Việt Nam chủ yếu là do tin tưởng doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.

 

Bên cạnh đó, quyết định của Bộ Thương mại giảm 50 - 70% lệ phí hạn ngạch hàng dệt, may đi Mỹ cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đàm phán về giá cho các hợp đồng gia công. Ông Vơ Văn Ngân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty May Hoàn Cầu, nói : "Việc giảm phí hạn ngạch đă làm cho khả năng cạnh tranh về giá của doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn. Bộ Thương mại nên băi bỏ hoàn toàn phí hạn ngạch".

 

Theo các doanh nghiệp, việc Bộ Công an phá vỡ được đường dây chạy hạn ngạch lớn, liên quan đến nhiều quan chức Bộ Thương mại, cũng ít nhiều có tác động tích cực đến ngành may xuất khẩu. Bởi lẽ, việc này sẽ góp phần làm cho việc phân bổ hạn ngạch trở nên rơ ràng hơn và bảo đảm hạn ngạch sẽ được giao cho đơn vị thực sự có nhu cầu, thay v́ rơi vào tay những người chuyên kinh doanh hạn ngạch để kiếm lời.

 

Việc băi bỏ hạn ngạch cho các nước thành viên WTO có lẽ ít ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng dệt, may của Việt Nam vào EU. Lư do là hạn ngạch EU cấp cho Việt Nam hầu như không thiếu. Thêm vào đó, Việt Nam hiện đang đàm phán với EU để kư thỏa thuận riêng nhằm băi bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt, may vào thị trường khối này. Có nhiều khả năng thỏa thuận băi bỏ hạn ngạch này sẽ được kư trước cuối năm 2005.

 

Tuy thế, nh́n ở cục diện chung, việc băi bỏ hạn ngạch cho các nước thành viên WTO cũng đă tác động xấu đến ngành may xuất khẩu Việt Nam. Bà Đinh Thị Phương Phi cho biết, Thế Ḥa đă mất một khách hàng và hai khách hàng khác giảm một nửa đơn đặt hàng trong năm 2005 so với năm 2004. Ông Vơ Văn Ngân cũng thừa nhận khách hàng kư hợp đồng gia công hàng xuất khẩu đi Mỹ cho năm tới không nhiều như năm 2004.

 

Đơn giá gia công sản phẩm cũng không được tốt như năm 2004. Nhiều doanh nghiệp đă phải chấp nhận kư các hợp đồng gia công cho năm 2005 với giá thấp hơn 10-15% so với năm nay.

 

Ngoài ra, diễn biến thị trường tương đối khá trong nửa đầu năm 2005 không có nghĩa là không có khả năng biến động lớn trong sáu tháng cuối năm.          

 

 

Kinh nghiệm từ thị trường phi hạn ngạch

 

Lê Triết

 

 

Có lẽ băn khoăn lớn nhất của doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay là việc vẫn bị áp đặt hạn ngạch trong khi các nước thành viên WTO sẽ được băi bỏ quy định này kể từ sau ngày 1-1-2005. Nhưng thực ra, lâu nay ngay cả trên các thị trường phi hạn ngạch, nơi mà cơ hội đều ngang bằng, doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa hẳn giành được ưu thế.

 

Đơn cử ở thị trường Nhật, một thị trường không c̣n hạn ngạch đă lâu, thị phần của hàng dệt may Việt Nam vẫn khá nhỏ bé, bị bỏ rất xa bởi các cường quốc dệt may. Theo số liệu của Công ty Mitsui, một trong những công ty thương mại lớn nhất của Nhật, hàng dệt Việt Nam chỉ chiếm thị phần 3,9%, hàng dệt kim chiếm thị phần 1,3%; trong khi đó, thị phần của Trung Quốc lần lượt là 79,1% và 80,5%. Hai năm trở lại đây, thị phần của Trung Quốc vẫn đứng vững, trong khi thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Nhật có xu hướng giảm. 

 

Sự thành công hay thất bại ở thị trường này có thể là kinh nghiệm để cạnh tranh với các quốc gia hiện không c̣n bị rào cản hạn ngạch. Tại một hội thảo về thị trường dệt may Nhật tổ chức ở TPHCM gần đây, ông Y. Kamata, Trưởng đại diện Văn pḥng của Mitsui tại TPHCM, đă đặt câu hỏi: "V́ sao doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu vào thị trường Nhật?". Ư ông muốn hỏi doanh nghiệp Việt Nam có nhận ra thế mạnh, điểm yếu của ḿnh khi t́m cách vào thị trường nước này. Một số doanh nghiệp cho biết đă từng xuất hàng sang Nhật nhưng hiện nay đă không c̣n xuất được nữa và không hiểu lư do. Thật bất ngờ, măi đến khi mất đơn hàng, mất thị trường mà bản thân các doanh nghiệp vẫn không biết được tại sao.

 

Cũng với kinh nghiệm cay đắng bị mất đơn hàng ở Nhật, một doanh nghiệp dệt may tại TPHCM thẳng thắn nh́n nhận rằng do sản phẩm của ḿnh thiếu tính cạnh tranh. Cùng một chủng loại mặt hàng nhưng giá cả sản phẩm của doanh nghiệp này cao hơn các đối thủ khác, cụ thể là Trung Quốc. Theo doanh nghiệp này, để đáp ứng yêu cầu về chất liệu vải sợi, phụ liệu theo yêu cầu của khách hàng Nhật, doanh nghiệp phải t́m nhập từ nước khác về. Trong khi đó, Trung Quốc và một vài nước trong khu vực có lợi thế về nguồn phụ liệu tại chỗ, vừa hạ được giá thành sản phẩm đồng thời vẫn đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng. Một lợi thế thường được nêu ra là Việt Nam có giá nhân công rẻ, nhưng theo doanh nghiệp nói trên, hiện lợi thế này cũng không c̣n. Hơn nữa, tận dụng lợi thế giá nhân công chỉ khai thác được các đơn hàng gia công, và gần đây, nhiều đơn hàng này cũng đang chạy qua Campuchia, nơi có giá nhân công cạnh tranh không kém.

 

Theo bà Nguyễn Thị Điền, Giám đốc Công ty May An Phước, thị trường Nhật là một thị trường khó tính, v́ vậy gắn được với thị trường này sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm, từ đó cải thiện được tính cạnh tranh. C̣n theo ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc Công ty May Sài G̣n 3, cần nhắm đến thị trường các sản phẩm cao cấp, đồng thời nâng dần tỷ trọng làm hàng xuất khẩu trực tiếp, mua nguyên liệu bán thành phẩm. Thế nhưng, theo bà Trần Thị Ngọc Thanh, Trưởng pḥng Kinh doanh Công ty Dệt may Thế Ḥa, điều này là cả một thách thức, đặc biệt đối với phần lớn doanh nghiệp dệt may nhỏ và vừa.

 

Theo bà Thanh, để có được sản phẩm cao cấp th́ chất liệu vải sợi, phụ liệu cũng phải cao cấp. Nhưng hiện nay, các loại nguyên phụ liệu như vậy hầu như phải nhập hoàn toàn. Điều này dẫn đến giá thành cao, sản phẩm vẫn kém tính cạnh tranh. Ngoài ra, để làm hàng xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp có thêm thử thách khác nữa là tay nghề thiết kế mẫu mă, cũng như việc chủ động về thời gian giao hàng. Bởi khi c̣n làm hàng gia công, doanh nghiệp đă khá lệ thuộc vào mẫu mă do khách hàng giao, nguồn nguyên phụ liệu cũng không phải lo do đă có khách hàng cung cấp.

 

Đại diện một doanh nghiệp cho rằng không nên phân biệt thị trường hạn ngạch hay phi hạn ngạch. Vấn đề là phải nâng sức cạnh tranh để giành thị trường. Có thể đến năm 2006, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng không c̣n bị áp đặt hạn ngạch. Lúc đó, trong một sân chơi b́nh đẳng, kẻ mạnh hơn sẽ giành được cơ hội. V́ vậy, những điểm yếu như hiện nay quả thật là mối lo lâu dài và lớn nhất.


 

Thời báo Kinh tế Sài g̣n
12-8-04

Sẽ ra sao, hàng dệt may Việt Nam ở thị trường Mỹ từ 2005?

Thị trường dệt, may của Nhật là thị trường mở hoàn toàn. Trong đó, Trung Quốc chiếm ưu thế tuyệt đối với 90% thị phần, các nước khác chia nhau 10% c̣n lại. Sắp tới, đến lượt Mỹ cũng mở cửa thị trường và nếu những ǵ đă xảy ra ở Nhật cũng lặp lại ở Mỹ, ngành may xuất khẩu Việt Nam sẽ ra sao?

 

Cách nay năm năm, hàng dệt may của Trung Quốc đứng hàng đầu ở thị trường Nhật với 57 % thị phần. Vào thời điểm đó, Việt Nam đứng hàng thứ tư với vỏn vẹn 3% thị phần. Đến nay hàng Trung Quốc không những vẫn đứng đầu mà thị phần đă tăng lên tới 87 %. Việt Nam "vươn lên" hàng thứ hai sau Trung Quốc, nhưng thị phần chỉ c̣n lại 2,6 %. "Như vậy, cứ 10 sản phẩm dệt, may xuất khẩu sang Nhật th́ Trung Quốc chiếm đến chín, tất cả các nước xuất khẩu c̣n lại chia nhau một sản phẩm ở thị trường này", ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), kết luận.

C̣n ở Mỹ, thị trường nhập khẩu hàng dệt, may lớn nhất của Việt Nam th́ sao ? Năm ngoái ngành dệt, may Việt Nam xuất khẩu được khoảng 2 tỉ đô-la Mỹ vào thị trường Mỹ. Trong khi đó, với năng lực sản xuất gấp 50 lần Việt Nam, Trung Quốc chỉ xuất khẩu vào Mỹ được 11 tỉ đô-la Mỹ hàng dệt, may. Ông Ân nhấn mạnh: "Không phải hàng dệt, may Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt hơn, mà do hàng Trung Quốc xuất vào Mỹ vẫn c̣n bị khống chế bằng hạn ngạch, trong khi ở thị trường Nhật th́ không".

Ông Lê Quốc Ân lấy hai trong bốn nhóm hàng may xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Mỹ làm ví dụ. Nhóm hàng áo sơ-mi dệt kim bằng chất liệu bông (cat 338/339), Mỹ chỉ cấp cho Trung Quốc hạn ngạch 2,3 triệu tá, trong khi Việt Nam được tới 14 triệu tá. Mặt hàng quần dài bằng chất liệu cotton (cat 347/348) Trung Quốc cũng chỉ có 3 triệu tá, thấp hơn nhiều so với mức hạn ngạch 7 triệu tá của Việt Nam. V́ hạn ngạch được cấp quá ít, Trung Quốc không thể xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm 338/339 và 347/348 vào Mỹ. V́ thế, các nhà nhập khẩu phải t́m đến Việt Nam để đặt hàng.

Nhưng từ năm 2005 mọi chuyện sẽ khác hẳn. Từ năm này, hệ thống hạn ngạch hàng dệt, may dành cho các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ được băi bỏ, trong các thành viên đó có cường quốc xuất khẩu Trung Quốc.

Hiện nay, do c̣n bị khống chế bằng hạn ngạch nên các nhà xuất khẩu hàng may của Trung Quốc phải chi số tiền lớn để có hạn ngạch xuất vào Mỹ. Chẳng hạn như giá mua bán hạn ngạch cat 338/339 đến 20 đô-la Mỹ/tá, c̣n cat 347/348 các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải mua tới 40 đô-la Mỹ/lố. Khi việc xuất khẩu vào Mỹ không c̣n bị hạn ngạch th́ chi phí hạn ngạch cũng không c̣n. VITAS dự báo, nhờ cắt giảm chi phí hạn ngạch, giá hàng may xuất khẩu của Trung Quốc có thể giảm tới một phần ba, do đó thị phần của nước này tại thị trường Mỹ sẽ tăng vọt.

"Điều ǵ sẽ xảy ra nếu diễn biến ở thị trường hàng dệt, may Mỹ từ năm 2005 cũng lặp lại như ở Nhật ?", ông Lê Quốc Ân nêu ra vấn đề mà có lẽ không một doanh nghiệp may Việt Nam nào muốn nó xảy ra.

Việc băi bỏ hạn ngạch chắc chắn sẽ giúp thị phần hàng dệt, may của Trung Quốc tại Mỹ tăng cao, sản phẩm của nhiều nước khác bị đẩy lùi dần. Vấn đề là các quốc gia c̣n lại, trong đó có Việt Nam, sẽ c̣n giữ được bao nhiêu thị phần. Những số liệu từ thực tế hơn hai năm qua cho thấy một tương lai không mấy sáng sủa.

Từ đầu năm 2001, theo lịch tŕnh tự do thương mại hàng dệt, may (ATC), Mỹ đă bỏ hạn ngạch trước đối với 25 mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Vào thời điểm trước khi bỏ hạn ngạch, thị phần các mặt hàng này của Trung Quốc tại Mỹ chỉ chiếm 9 %, nhưng đến quí 1-2004 đă tăng lên 65 %. Cũng trong thời gian đó, Trung Quốc đă giảm giá xuất khẩu 25 mặt hàng này tới 48 %. V́ thế, mức độ giảm giá đối với các mặt hàng c̣n lại được bỏ hạn ngạch từ ngày 1-1-2005 có lẽ sẽ không dừng lại ở con số một phần ba như các chuyên gia đang dự đoán, mà có thể cao hơn.

Vấn đề đặt ra cho ngành may Việt Nam là làm cách nào để duy tŕ khả năng cạnh tranh và giữ vững thị phần tại thị trường Mỹ từ năm 2005, trong điều kiện vẫn c̣n bị khống chế bằng hạn ngạch (do chưa phải là thành viên WTO).

Bà Kit Ping Au Yeung, Tổng giám đốc Công ty Coats Phong Phú, cho rằng Việt Nam không thể cạnh tranh bằng cách giảm giá. Theo bà, các doanh nghiệp Việt Nam không có lợi thế để cạnh tranh về giá với các nhà xuất khẩu Trung Quốc, Ấn Độ… v́ quy mô sản xuất ở Việt Nam nhỏ; các ngành công nghiệp hỗ trợ c̣n yếu nên doanh nghiệp không có khả năng tổ chức sản xuất nhanh để giảm giá thành (do phải chờ nhập nguyên, phụ liệu) ; đặc biệt là chi phí kinh doanh ở Việt Nam, như : điện, nước, thuế thu nhập, cước vận tải, cước viễn thông… c̣n quá cao. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ". Chất lượng dịch vụ ở đây là giao hàng đúng hạn, bảo đảm nguồn cung cấp ổn định và tin cậy cho khách hàng… Đồng thời Nhà nước cũng có vai tṛ trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam bằng cách cắt giảm các chi phí dịch vụ đầu vào như điện, nước, viễn thông, cước phí vận tải… Bà Kit Ping Au Yeung nói : "Nếu giá gia công thấp mà khách hàng phải trả nhiều hơn cho các chi phí khác để duy tŕ hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam th́ cũng giống như họ phải đặt gia công với giá cao".

Trong cuộc họp về thị trường hàng dệt, may cách nay hơn một tuần, đại diện một số nhà nhập khẩu Mỹ c̣n đề nghị các doanh nghiệp may Việt Nam nên liên kết với nhau để tránh cho nhà nhập khẩu Mỹ phải làm việc cùng lúc với nhiều đầu mối. Đây cũng là mong muốn của Bộ trưởng Thương mại Trương Đ́nh Tuyển khi ông đưa ra ư tưởng tập trung hạn ngạch cho những đầu mối xuất khẩu lớn.