THIÊN ĐƯỜNG T̀M LẠI

Trần Quí Phiệt

 

Một tràng sấm thức tôi dậy giữa đêm khuya. Bởi v́ tiếng sấm không lớn và không có tiếng sét, chắc tràng sấm ấy đến từ dăy núi Đâu Mâu xa xăm hay từ biển Đông báo hiệu một cơn giông tố đang thành h́nh. Bỗng nhiên một câu nói (tôi không nhớ lúc nào và ở đâu tôi nghe câu này lần đầu tiên) xuất hiện trong trí tôi: “Chớp bể mưa nguồn.” Câu nói này kích động một loạt h́nh ảnh và âm thanh quen thuộc đến độ làm tôi nao ḷng. Một nỗi buồn đột nhiên tràn ngập hồn tôi. Có lẽ đây là câu nói tiên đoán thời tiết của người nông dân trong truyện của các nhà văn Tự Lực Văn Đoàn tôi đọc khi c̣n bé. Trong tiềm thức của tôi ngôn từ trở thành âm thanh và khêu gợi hoài niệm. Những âm thanh tôi nghe trong hiện tại cũng giống như những âm thanh tôi đă nghe khi đọc sách trong thời thơ ấu và trong quá khứ khiến cho ḷng nhớ quê nhà của tôi càng thêm sâu sắc và bao la. Tôi đă nghe tiếng sấm này ngày trước trong đêm và trong giấc ngủ và ngay cả ban ngày khi tôi sống ở thôn quê với cha tôi. Tiếng vọng thường xuyên của hồi sấm thường làm tôi sợ hăi và lo âu khi tôi nh́n vào bầu trời xám và biết rằng những cơn mưa lớn và đôi khi lũ lụt sẽ xảy ra sau đó. (Cha tôi nói rằng bác tôi đă bị trầm ḿnh trong một cơn lụt lớn một thế kỷ trước và cha không bao giờ quên điều đó được.) Nhưng có những lúc khi cuộn ḿnh trong chăn ấm vào ban đêm tiếng ầm ́ của cơn sấm trở nên niềm thích thú đối với tôi bởi v́ tôi biết rằng cha tôi ở bên cạnh tôi và sẽ bảo vệ cho tôi khỏi bị nguy hiểm. Sau một thời gian tiếng sấm ŕ rầm trở thành âm thanh mầu nhiệm. Tôi đă mang những âm thanh ấy trong tôi như là tượng trưng cho cha tôi, tuổi ấu thơ của tôi, và quê hương của tôi từ khi tôi sống kiếp lưu đày.

Tối nay tôi sống lại tuổi thơ hạnh phúc ngắn ngũi của tôi ở Quảng B́nh khi nghe lại những âm thanh mầu nhiệm sau nửa thế kỷ bị bứng gốc khỏi quê hương của cha tôi. Khi tôi trôi vào giấc ngủ, cảm giác nao nao đau đớn biến mất và tôi trở thành một đứa bé hạnh phúc trong quá khứ xa xăm. Trong trạng thái nửa thức nửa ngủ khi ư thức chưa hoàn toàn bị gián đoạn nhưng chưa đủ mạnh để kéo tôi trở về hiện tại, những âm thanh mầu nhiệm đó bộc lộ quyền lực ghê gớm của chúng: tôi được đưa vào thế giới mộng mơ của tuổi thơ, được giải phóng khỏi sự buồn bă và gánh nặng của tuổi già. Buổi sáng tôi bị đánh thức lần nữa bởi những âm thanh mầu nhiệm khác của những năm qua—tiếng mưa rơi tí tách trên khung cửa. Trong sự im lặng và yên b́nh tuyệt đối của đêm về sáng ở thôn quê những tiếng gơ đều đặn, rơ ràng, nhịp nhàng kèm theo tiếng kêu nhỏ của loài côn trùng ở ngoài hiên nhà vang động trong cơi sâu thẳm của tâm hồn tôi giống như những nốt nhạc của bài dân ca. Tôi nằm im, thân thể và trí năo tôi bập bềnh trên làn sóng âm thanh, cảm thấy như trở về một thời kỳ rất xa nhưng rất gần, rất ấm cúng, rất thích thú.

Ở Hoa Kỳ thỉnh thoảng tôi nghe những âm thanh liên hệ với quá khứ của tôi nhưng tôi không coi xem chúng là huyền diệu. Những âm thanh ấy gợi đau buồn và thương tiếc nhiều hơn vui mừng và hạnh phúc bởi v́ tôi, chủ thể, không có gốc rể trong đất mẹ ở đây và bởi v́ sự sảng khoái ngắn ngũi của tôi không thể được nuôi dưỡng bằng quê hương nước ngoài. Những tiếng vọng của quá khứ kích động hoài niệm của tôi về quá khứ, nhưng cùng một lúc chúng gây ra buồn rầu và nhớ nhà. Sau đây là cảm tưởng của tôi về một cơn mưa rào ở vùng núi đồi Texas ghi lại trong nhật kư của tôi:

Cơn mưa rào đổ ào xuống từ bầu trời. Cơn thác đổ xuống bất ngờ nhận ch́m tôi trong một triều cảm giác sảng khoái và vui thú lâu lắm mới gặp lại, dễ tuồng từ lúc tôi sang Hoa Kỳ đến giờ. Âm thanh của trận mưa rào biến đổi nơi tôi ở gần ba mươi năm nay mà vẫn cảm thấy như người khách lạ thành quê nhà tức th́. Quê nhà! Đây là cảnh mưa rào ở Saigon ba mươi năm trước: mưa đổ bất th́nh ĺnh, không báo trước. Mưa nhận ch́m thành phố trong cơn thác ào ào và ngừng tht nhanh như khi tới vậy, chẳng báo trước bao giờ. Khác với Huế mưa luôn tầm tă, ở Saigon một cơn mưa không kéo dài quá mười phút, lâu đủ để làm mát mẻ trong ngày hè nóng bức, nhưng không quá lâu để làm ta cảm thấy buồn năn. Đây là điều tôi cảm thấy hôm nay về cơn mưa ba mươi năm sau cũng vào một ngày hè ở Texas. Nó khêu gợi trong tôi niềm vui sướng được cảm thấy một cái ǵ thân yêu và quen thuộc có liên hệ với quê nhà. Nó đem ra ngoài cùng một lúc một mối nhớ mong khôn nguôi về một cái ǵ không sao t́m được, một mối buồn sâu xa khi nhận biết rằng cái điều quí báu tôi chợt thấy hôm nay sẽ không c̣n. Cơn mưa sẽ chấm dứt và tiếp theo đó nỗi buồn lưu đày sẽ trở lại, có thể c̣n mạnh mẽ hơn nữa. Kư ức giữ một vai tṛ quan trọng khi tạo lại quá khứ, nhưng kư ức không thể lưu giữ quá khứ măi măi. T́m Thiên đường không phải chỉ giản dị là một diễn tiến hồi tưởng máy móc. Bởi v́ đó là một cố gắng làm tiêu hao năng lực, đi t́m quá khứ nên thực hiện ở quê nhà của người đi t́m để anh ta có thể được tiếp sức và mạnh mẽ trở lại khi anh ta kiệt sức trong cuộc đi t́m.

Tôi chấm dứt cuộc viếng thăm ngắn ngũi làng quê của cha tôi sau khi đi thắp hương mộ phần tổ tiên tôi trên một ngọn đồi xa. Trên đường tôi ghé thăm một người bà con ở gần từ đường họ Trần ở làng Tráng Thiệp. T́nh cờ đi qua một cơn suối nhỏ, tôi bỗng nhiên cảm thấy nóng ḷng muốn dừng lại nhúng tay vào làn nước trong. Mùa hè trời thật nóng nhưng lỳ lạ nước suối lạnh như băng. Bỗng nhiên tim tôi nhói lại và tức th́ một cảnh quen thuộc đến độ làm tôi cảm thấy đau đớn với những h́nh ảnh rơ ràng, sắc sảo hiện lên trong trí tôi. Một người đàn ông trạc cuối ngũ tuần đem đứa con trai chín tuổi đi thăm mộ phần tổ tiên ở một làng lân cận. Hai cha con đi qua một con suối cạn và đứa bé dừng chân, nhúng tay vào nước để bắt cá ḷng tong. “Đừng vọc vào nước, con,”người đàn ông nói. “Coi chừng bị bệnh đó.” Đoạn ông giảng cho đứa bé biết rằng những người dân làng này hay bị sốt rét v́ uống nước suối này. Nước ở đây lạnh như băng  mặc dù là mùa hè. Đứa bé không nghe lời cha nói bởi v́ hắn không hiểu ông nói ǵ và bởi v́ hắn bận đuổi bắt đàn cá nhỏ. Tôi hầu như không nhớ chi tiết chuyến đi thăm mộ ông bà với cha tôi cho đến hôm nay năm mươi năm sau khi tôi đặt chân lên ngọn đồi này và nhúng tay tôi vào có lẽ cùng một con suối năm xưa. Mặc dù cha hắn la ngầy, đứa bé chậm lại phía sau để chơi đùa. Hắn đặc biệt thích bắt bướm, loài cá nhỏ, và những thứ như thế. Hắn dùng hai tay không t́m cách đuổi bắt cá ḷng tong bơi tung tăng trong ḷng suối. Nước suối quá lạnh nên mấy ngón tay hắn tê cóng và đau nhức như bị kim châm. Năm mươi năm sau, tôi vn c̣n nhớ ngày hôm ấy trong quá khứ xa xăm cha tôi mặc chiếc áo lương đen bạc màu và chiếc quần dài trắng. Cha cầm trong tay một bó nhang cha sẽ thắp trên mộ tổ tiên của chúng tôi. Ngày hôm ấy tôi mặc chiếc sơ mi màu trắng và quần sọoc màu xanh. Cha luôn bắt tôi đội mũ (đó là chiếc mũ nĩ màu xanh nước biển) khi đi ra ngoài v́ mùa hè ở Quảng B́nh trời rất nóng.

Vào buổi chiều tôi đi dạo quanh nơi người hướng dẫn bảo tôi lúc trước là nhà thờ họ Trần để có thêm một cảm giác nữa về quá khứ. Tôi không nhớ được cái ǵ ở chỗ này. Thay v́ ngôi nhà nhỏ lợp mái tranh là từ đường họ Trần ngày xưa bây là một ngôi nhà ngói to lớn có thêm nhiều nhà phụ dường như để cho nhiều người nhà cư ngụ. Sân chung quanh đều lát gạch và không có cây cối ǵ sót lại. Ngay cả nếu không có ǵ thay đổi, tôi cũng không thể tả được năm mươi năm về trước quang cảnh như thế nào. Toàn thể cảnh vật làm tôi thất vọng, nên tôi nhờ người hướng dẫn đưa tôi về khách sạn. Nhưng khi tôi quay ḿnh tôi bỗng khựng lại bởi một cái ǵ. Liền khi nhận biết cái đó—hai chậu húng chanh trên mỗi phía của cổng trước—một luồng điện chạy khắp cơ thể tôi. Thế giới vật chất quá khứ của tôi không c̣n nữa, nhưng hai cây húng chanh đó vẫn c̣n. Chắc chắn là hai cây đó không phải là những cây tôi thấy trong quá khứ theo quan điểm của nhà khoa học, nhưng tôi có thể nói rằng đó không phải là mấy cây húng chanh tôi đă sống cùng trong một thời gian, và chúng đă khô héo, chết đi, và hồi sinh nhiều lần năm mươi năm nay trên vùng đất của tổ tiên tôi hay sao? V́ nếu những cây này không thuộc về⸺và biểu hiện—ngôi nhà của tổ tiên tôi và tuổi thơ tôi, đối tượng của cuộc đi t́m của tôi, làm sao tôi có thể cắt nghĩa cái cảm giác run người lan khắp cơ thể tôi khi t́nh cờ thấy chúng ngày hôm nay? Để tránh sự ác hại của lịch sử và thời gian, linh hồn quá khứ của tôi ẩn ḿnh trong một thế giới của những đồ vật vô nghĩa, tầm thường, chờ đợi tôi về để phục sinh. Mặc dù miền đất của tổ tiên tôi bị tàn phá, miền đất này vẫn c̣n có thể sản xuất những cây húng chanh này tượng trưng cho sự tồn tại của quá khứ. Ngay tức th́ những cây này gợi trong trí tôi một miền nóng cháy, nắng chói chang, làng quê của tổ tiên tôi ở Quảng B́nh. Từ lúc tản cư khỏi làng Văn La sau khi nghe tin quân Pháp đổ bộ vào thành phố đây là lần đầu tiên tôi hiểu được tại sao tuy là một đứa bé con tôi cảm thấy quyến luyến mạnh mẽ những cây húng chanh, đă nhớ nhung chúng  như tôi không thấy một cái ǵ yêu dấu trong một thời gian dài. Tôi yêu những cây này v́ sự biểu tượng của chúng—quê hương nóng cháy, nắng chói chang của cha tôi. Tôi mang trong người tôi h́nh ảnh của miền đất ấy và cùng với tuổi thơ và thiếu niên hạnh phúc của tôi từ lúc tôi rời Quảng B́nh. Ngay cả khi sống đời lưu vong ở xứ Mỹ tôi cảm thấy ḷng se thắt lại mỗi khi nh́n thấy mấy cây này trong chợ bán cây cảnh. Chúng khêu gợi nỗi nhớ nhung đau đớn của tôi đối với ngôi làng nhỏ nóng cháy, nắng chói chang theo thời gian trở thành một biểu tượng cho Việt Nam, quê hương đă mất từ lâu của tôi. Sự vui thú nhỏ bé chóng qua khi thấy tượng trưng của quê hương ở miền đất lạ không thể nào so sánh được với sự hồi hộp được trở về quê nhà và thu hút sức sống nguyên sơ trong đất mẹ đă nuôi dưỡng và bảo vệ quá khứ của chúng ta.

Sự im lặng tuyệt đối của trưa hè nóng bức, oi ả được điểm bằng tiếng gà gáy đơn độc khi tôi bước chân ra ngoài cổng nhà. Những con ve trên những lùm cây trước mặt tôi đáp lại sự đánh thức của con gà trống bằng cách phát ra những âm thanh rời rạc dường như để nhẹ nhàng đánh thức thiên nhiên từ giấc ngủ trưa, rồi biến khúc nhạc mở đầu đơn độc thành  những làn sóng âm thanh với sự tham dự của vô số nhạc sĩ tí hon từ các lùm cây xa hơn. Những âm thanh chúng phát ra liên tục, đồng điệu, êm ái, trầm bổng, nhịp nhàng, thoạt đầu tăng cường độ từ từ, rồi giảm dần, nghe như một bản đại ḥa tấu chỉ huy bởi một nhạc trưởng vô h́nh ở đâu đó. Tôi thả hồn lắng nghe. Trong vài phút bản đại ḥa tấu ngừng hẵn, âm thanh ch́m vào không gian im lặng mênh mông của buổi chiều.

Mùa hè vào sớm trưa hay chiều tối những nhạc sĩ tí hon này ra ngoài thân cây để tŕnh tấu. Điệu nhạc buồn bă của chúng (ở Việt Nam người ta gọi chúng là ve sầu) từng đợt đổ xuống người tôi, thấm vào không gian vô tận và cơi sâu thẳm của tâm hồn tôi. Hôm nay lúc đầu tôi hạnh phúc được nghe lại âm thanh ngày cũ, nhưng chợt đau buồn khi thấy rằng đây là miền đất lạ, bầy ve không c̣n hát cho tôi như ngày xưa, và hoài niệm về quá khứ, dầu êm dịu ngọt ngào, chỉ làm tôi cảm thấy sâu sắc thân phận hiện tại  của tôi. Ngay khi tôi là một đứa trẻ sống ở Quảng B́nh, tôi vẫn thấy tiếng ve kêu thật buồn. Tôi cảm thấy buồn rầu khi nghe chúng hát vào những ngày hè—một nỗi buồn man mác, mơ hồ, không duyên cớ. Trong tuổi thiếu niên khi tôi trở thành chín chắn hơn, tôi hiểu rơ hơn ư nghĩa của loại âm nhạc buồn này. Nó liên quan đến sự chấm dứt của mùa hè, đến mối t́nh đầu thất vọng của tôi, sự chia tay với Trang vào cuối mùa hè và nàng sắp ra Hà Nội học. Cuộc biệt ly vĩnh viễn giữa hai chúng tôi cũng xảy ra vào cuối một mùa hè.

Trên đây là mô tả cuộc đời của tôi trong một ngày hè nóng bức, chói chang cách đây năm mươi năm. Tôi cố gắng dùng kư ức để diễn tả và nếu kư ức của tôi thất bại tôi thêm trí tưởng tượng vào. Thông tin có thể không chính xác, chắc chắn là như vậy, nhưng h́nh tượng của cha tôi, của tôi, của xứ sở tôi, và cuộc viếng thăm mồ mă của tổ tiên tôi rất rơ, quá rơ đến độ nó làm tôi muốn khóc khi biết rằng đó chính là quá khứ của tôi, thiên đường của tôi, và không phải cái ǵ khác. Thời gian không ảnh hưởng ǵ hết đến quá khứ của tôi. Tức th́ tôi trở thành trở lại đứa bé chín tuổi chơi với những con cá ḷng tong trong cùng con suối đó, cùng gịng nước đó và cùng nhiệt độ đó, chỉ khác là đứa bé ấy bây giờ là ông già ngoài sáu mươi, vẫn c̣n yêu cha ông và nay hiểu được hơn ư nghĩa lời dạy của cha ḿnh. Hiễn hiện của giây phút chân lư mở rộng thành nơi tọa lạc mộ phần tổ tiên của cậu bé. Cảnh xưa tái hiện. Cậu bé đuổi bắt châu chấu, hái hạt dẽ hay làm những việc như thế, quá ngây thơ, quá bé dại, quá ham chơi không quan tâm đến nghi thức người đàn ông (cha cậu bé) đang thực hiện để cúng tế ông bà và vai tṛ của ông mà cậu bé (con trai trưởng của người đàn ông) sẽ đảm nhiệm sau khi ông qua đời. Tôi chia xẻ giây phút chân lư này với nhân vật Pip trong tác phẩm Great Expectations (Hy vọng vĩ đại) của nhà văn Anh Charles Dickens khi ngày hôm nay trên con đồi lộng gió của tuổi thơ tôi khóc như Pip khi chàng về quê là một người lớn tuổi nhưng cảm thấy như một đứa trẻ và bật khóc khi nhận thấy sự “đồng nhất của sự vật. Với Pip mọi vật không thay đổi chút nào—cũng  xứ đầm lầy của quá khứ, sự hiện diện của thân nhân của Pip trong nghĩa trang miền quê xưa, nơi cậu bé Pip từng sinh sống.

Chiến tranh tàn phá hầu hết mọi thứ. Nhưng giống như xứ đầm lầy và nghĩa trang thôn quê của Pip, thiên nhiên và đất đai của tổ tiên tôi không thay đổi. Hôm nay tôi thấy chính những cây húng chanh tôi đă thấy năm mươi năm trước tuy lúc bấy giờ tôi không để ư đến chúng. Và phải chăng những bầy ve hót trong những lùm cây hôm nay chính là những bầy ve tôi đă nghe trước chiến tranh Đông Dương? Khác với Pip, mồ mă tổ tiên tôi không c̣n v́ sự oanh tạc của máy bay Mỹ trong cuộc chiến vừa qua, nhưng tôi đang đứng trên mănh đất của tổ tiên, có thể tự ḿnh tưởng tượng được h́nh ảnh Bà Nội tôi dựa vào sự mô tả của cha tôi, nhận biết được sự tồn tại tiếp tục của tổ tiên tôi trên mănh đất các ngài đă sống và chết. Một biểu hiệu của sự bất biến tuyệt đối, quê nhà đem đến cho quá khứ một sự bảo vệ hùng mạnh chống lại sự tấn công của thời gian và tàn bạo của chiến tranh. Thiên đường tuổi thơ của tôi không mất. Nó ở đó an lành và không thay đổi cho đến khi tôi trở về phục hồi sự sống của nó.

 

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 21-5-20