20

Đêm lễ tang truy điệu Bác Hồ

 

 

Nhà thơ Tố Hữu có câu thơ nói lên nỗi đau tột cùng của đồng bào, chiến sĩ cả nước khi nghe tin Bác Hồ mất, công bố vào ngày 3 tháng 9 năm 1969: “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Bước sang thế kỷ XXI này, có thể có một bộ phận người không tin. Nhưng bác sĩ Trẫn Hữu Nghiệp nói, “không một chút phóng đại, không một tí bịa đặt, ngay tại chiến trường miền Nam cuộc đối đầu giữa ta và địch, kẻ thù cũng phải kính trọng tên Người mà không dám mở các cuộc càn lớn”. Những ai từng biết, từng sống vào thời ấy, đều có tâm trạng xúc động đau thương với Người như vậy. “Đời khóc” chính là người khóc! “Trời tuôn mưa”, đúng là mấy hôm trời liên tục mưa ṛng ră không ngớt. Trời cũng thương Người, và trời đang khóc Người! 

Ở Miền, Trung ương cục thông báo chính thức cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ở ngoài chiến trường biết tin Người ra đi. Sau đó bác sĩ Trần Hữu Nghiệp được mời đến tham gia lễ truy điệu Bác Hồ tại căn cứ lănh đạo Miền, do Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tổ chức, Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát đọc lời điếu văn. Hôm ấy có cả Bộ trưởng y tế Dương Quỳnh Hoa đến dự, lần đầu tiên bác sĩ Trần Hữu Nghiệp nh́n thấy Bộ trưởng, suốt buổi lặng lẽ không nói cười mà lại khóc cặp mắt bà đỏ hoe.

 Trần Hữu Nghiệp từng kể, từng viết nhiều bài báo, bài kư và trong cả hồi kư. Năm 1969 là một năm, chiến trường miền Nam sau Mậu Thân cực kỳ khó khăn, cực kỳ khốc liệt. Địch mở nhiều chiến dịch lớn, phản công đánh vào vùng căn cứ của quân giải phóng như một cuộc “trả thù”. Trường Cán bộ Y tế Miền, do bác sĩ Trần Hữu Nghiệp phụ trách cũng gặp muôn vàn khó khăn, họ phải luôn phải dời địa điểm chạy địch, mất mát tài liệu, dụng cụ, đồ dùng giảng dạy và đă có những thầy giáo, học sinh hy sinh đau đớn. Nhưng dù vậy, trường Cán bộ Y tế ngày 2 tháng 9 vẫn khai giảng khóa đào tạo mới lớp bác sĩ Khóa III, và dự kiến buổi học đầu tiên là ngày 3 tháng 9 năm 1969. Thế nhưng tin Bác Hồ mất, chương tŕnh bị hoăn lại. Tối ngày 3 tháng 9 sau lễ truy điệu của Miền, trường tổ chức lễ tang tại hội trường có treo một tấm phông vải lớn màu xanh lá cây non, trên phông chính giữa có cờ Tổ quốc. Dưới cờ đặt một chiếc bàn dài trên phủ vải, có ảnh Bác Hồ lồng trong khung xung quanh kết băng tang màu đen, bên cạnh có một chiếc b́nh sứ cắm nhiều hoa huệ trắng, anh em công phu t́m mua được ngoài chợ của người dân trong vùng. Cảnh ấy dù giản dị, nhưng trang nghiêm và tôn kính. Sáu giờ chiều hội trường đông đủ, ai cũng đeo băng tang trước ngực và người nào cũng khóc đôi mắt đỏ hoe. 

Kư ức buổi lễ truy điệu Bác Hồ, in đậm trong tim bác sĩ Trần Hữu Nghiệp không thể phai mờ: “Chưa bao giờ tôi thấy cảnh tượng nghiêm trang và xúc động đến vậy. Tất cả dù ai đến trước, đến sau, nhưng sáu giờ chiều đều có mặt ở hội trường nơi dùng hội họp, giảng bài, của thầy và tṛ trường Cán bộ Y tế Miền trong chiến tranh chống Mỹ. Người nào cũng có tấm băng tang nhỏ bằng hai ngón tay trước ngực, gương mặt họ buồn rười rượi v́ nỗi đau lớn và đôi mắt đỏ hoe”. Đến giờ bác sĩ Trần Hữu Nghiệp bước lên bục, tất cả hướng về tấm phông màu xanh lá cây nhạt, nơi ấy trên bàn thờ có ảnh Bác Hồ và b́nh hoa Huệ trắng, loài hoa tinh khiết thanh tao như cuộc đời sinh thời Người vẫn thích. Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp nh́n xuống hội trường, khung cảnh trầm lặng đầy cảm xúc bỗng làm ông run run, dù ông là người lợi ngôn hùng biện. Cảm xúc như làm trái tim ông đập chậm lại, đau nhói, măi mấy chục giây sau mới nghẹn ngào nói: “Tôi xin thay mặt cho lănh đạo nhà trường, thông báo với các đồng chí, đồng nghiệp, anh chị em học viên, thông cáo đặc biệt của Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nước Việt Nam dân chủ cộng ḥa đă từ trần và Di chúc của Người”. Hội trường bỗng bật lên nhiều tiếng khóc, dù mọi người khi bước chân vào đây đều biết tin Bác Hồ mất. Không khí lặng im tới mức nghe được cả tiếng gió thổi ngoài trời đêm buồn tênh xa vắng, nh́n xuống hội trường hàng trăm cán bộ, thầy giáo, học viên nh́n lên ảnh Bác, vài phút sau bác sĩ Hiệu trưởng Trần Hữu Nghiệp mới đọc được tiếp, toàn văn bản thông cáo đặc biệt và Di chúc của Bác. Mỗi câu, mỗi chữ nghe đau xót nói về Người đều là sự thật, nhưng vẫn không ai tin rằng Bác Hồ đă đi xa. Người c̣n đó, Người chỉ đi xa và vẫn ở bên cạnh đồng bào ḿnh, dân tộc ḿnh, đất nước ḿnh mà thôi. Dứt lời đọc bản Di chúc, cả hội trường bỗng bật ̣a tiếng khóc. Cho tới khi bác sĩ Trần Hữu Nghiệp cất tiếng mời, các đồng chí đại diện cho đoàn thể Thanh niên, Phụ nữ, Công đoàn nhà trường lên phát biểu ư kiến mới tạm bớt đi cảm xúc đau buồn. Đúng là nỗi đau đang cứa cắt vào hàng triệu con tim người Việt, nhưng tất cả các ư kiến đều hứa với Người “chúng con không bao giờ gục ngă! Chúng con sẽ biến đau thương này thành hành động cách mạng”. Kẻ thù đừng vội mừng vui sướng, đừng nghĩ rằng dân tộc này sẽ chia rẽ. Không, Người mất đi, dân tộc đất nước này càng đoàn kết hơn, vượt qua mọi gian nan thử thách, để sức mạnh nhân lên gấp bội lần, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước!

Sau lễ truy điệu, cán bộ, thầy giáo, học viên Trường Y tế trung cao cấp Miền, cùng đồng bào cả nước để tang Bác một tuần theo thông báo của chính phủ. Hết để tang, trường bắt đầu học buổi đầu tiên lớp Bác sĩ Khóa III chậm hơn dự kiến, và kéo dài đến cuối năm 1970 mới kết thúc.