Các thách thức đối với Việt Nam

để duy trì phát triển bền vững

và hội nhập kinh tế quốc tế

 

(Vietnam’s challenges in achieving sustainable

development and integration into the global economy)

 

Joseph E. Stiglitz

Tháng 11, 2004

 *Bài thuyết trình tại Đại học Kinh tế TP HCM ngày 2-11-04 -- Dựa vào “slide show” tiếng Việt, Trần Hữu Dũng có vài tu chỉnh và chú thích sau khi so lại với bản gốc tiếng Anh.

Bối cảnh quốc tế

Kinh nghiệm 50 năm qua đã cho thấy rằng phát triển là hoàn toàn có thể

 

– Các thành tựu nổi bật của các nước Đông Á

 

• Nhưng không phải là không xảy ra


– Thất bại ở nhiều khu vực trên thế giới
– Đặc biệt ở châu Phi
– Và châu Mỹ La tinh

 

• Châu Mỹ La Tinh là khu vực theo sát nhất các toa thuốc chính sách của “sự đồng thuận Washington” (IMF)


– Tập trung vào ổn định hóa, tư nhân hóa và tự do hóa
– Mức tăng trưởng chỉ bằng hơn một nửa mức đạt được của các thập kỷ trước đó
– Thu nhập đầu người trong nửa thập kỷ cuối cùng đã giảm đi
– Và sự tăng trưởng ít ỏi đó lại mang lợi chủ yếu cho những người ở tầng lớp trên

 

• Các nước Đông Á theo đuổi một mô hình hoàn toàn khác
 

– Chính phủ có vai trò quan trọng
– Điều mấu chốt là đảm bảo cân đối hợp lý (cả các hoạt động trực tiếp và vai trò điều tiết) và tăng cường hiệu quả của khu vực công
– Nhấn mạnh yếu tố công bằng xã hội, không chỉ hiệu quả kinh tế

Các yếu tố của sự thần kỳ Đông Á

• Các chính sách công nghiệp


– Không chỉ là chọn ngành ưu tiên (not just picking winners)
– Mà xác định các khu vực có tác động “lan tỏa” (hiệu ứng), và có tiềm năng dài hạn [but identifying areas with ‘spillovers’ (externalities), long run potential]
– Khuyến khích xuất khẩu

 

• Giáo dục

 

• Khuyến khích tiết kiệm

 

• Các thể chế tài chính lành mạnh để đảm bảo các khoản tiền tiết kiệm được đầu tư tốt

 

• Nhấn mạnh việc đảm bảo các lợi ích của tăng trưởng được phân phối công bằng

 

• Duy trì mức tăng trưởng trong thời gian dài

 

• Bằng cách thay đổi và điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với tình hình trong mỗi giai đoạn

 

• Nhiều diễn giải còn đang tranh cãi về cuộc khủng hoảng ở Đông Á và sự phục hồi nhanh chóng
 

– Tự do hóa được thúc đẩy quá nhanh (đặc biệt là việc tự do hóa thị trường vốn),
– Mà không có sự điều chỉnh tương ứng trong các phần còn lại của hệ thống kinh tế

 

• Các thách thức đang đối mặt

 

– Thúc đẩy cầu trong nước
– Đảm bảo tính bền vững


Các kinh nghiệm đã đưa ra các lối nghĩ mới về phát triển

 

• Kết thúc của “sự đồng thuận Washington”


– Hoặc kể cả sự đồng thuận Washington “cộng” [or even Washington Consensus “plus”]
– Cho dù một số nước vẫn nhận được các lời khuyên mang tính “sự đồng thuận Washington” từ các tổ chức tài chính quốc tế

 

• Ngày nay, không còn sự đồng thuận
 

– Trừ một thực tế là “sự đồng thuận Washington” đã không còn là điều kiện cần và đủ để phát triển thành công

 

• Ngay cả khi từng chính sách của nó có ý nghĩa cho các nước cụ thể tại những thời điểm cụ thể
 

– Và rằng bất kỳ một sự đồng thuận nào trong tương lai không thể được đưa ra chỉ ở Washington [made just in Washington]
– Và sẽ cần phải cho phép các điều chỉnh lớn hơn cho phù hợp với tình hình của các nước

 

Lối nghĩ mới về phát triển

 

• Nhận thức rằng tự do hóa thị trường vốn đã không mang lại tăng trưởng nhanh hơn, mà lại gây ra nhiều bất ổn hơn (nghèo đói)

 

• Nhận thức rằng tự do hóa dịch vụ tài chính có thể gây ra tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế


– Thiếu vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở trong nước

 

• Tự do hóa thương mại có các tác động không rõ ràng
 

– Phụ thuộc vào việc số công việc được tạo ra có tương ứng với số công việc mất đi do tự do hóa gây ra
– Phụ thuộc quan trọng vào tốc độ và cách thức tiến hành tự do hóa
– Nói một cách tối thiểu, tự do hóa thương mại không đảm bảo rằng tăng trưởng sẽ xảy ra

 

• Sau khi gia nhập NAFTA, tốc độ tăng trưởng của Mê-hi-cô đã chậm lại, và tiền lương thực tế đã giảm xuống

Một phần là do NAFTA

• Phần khác là do NAFTA không hoàn toàn là một hiệp định thương mại tự do (nông nghiệp, các rào cản phi thuế quan), cho dù tên gọi là hiệp định thương mại tự do


– Không có mối quan hệ mang tính hệ thống giữa tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế

 

• Nhận thức về tính đạo đức giả (hypocrisy) của các nước công nghiệp phát triển

 

– Thể hiện qua quan điểm về nông nghiệp
– Và các vấn đề khác
– Vòng đàm phán Uruguay quả thực đã làm cho các nước nghèo nhất thế giới lại nghèo khó thêm

 

Việt Nam

 

• Đã đạt được các thành tựu nổi bật trong 15 năm qua

 

• Thách thức là làm sao duy trì được sự tăng trưởng đó
 

– Duy trì sự tăng trưởng
– Đảm bảo bền vững về môi trường
– Đảm bảo bền vững về xã hội

 

• Phần then chốt của vấn đề sẽ phụ thuộc vào việc việt nam sẽ đối phó như thế nào và đối phó tốt ở mức nào trước các thách thức hội nhập kinh tế thế giới

 

Bền vững về môi trường

 

• Việt nam sẽ bước vào một giai đoạn phát triển cần rất nhiều tới môi trường

 

• Nếu các tác động về môi trường không được tính toán trong các chính sách thì các ảnh hưởng vó thể sẽ rất thảm khốc và tăng trưởng sẽ không thể bền vững

 

• điều chủ chốt là cần phát triển các thành phố có điều kiện sống tốt (livable cities)

 

– Có công viên và hệ thống giao thông công cộng
– Thành phố được quy hoạch
– Xây dựng bây giờ sẽ rẻ hơn sau này

 

Hội nhập kinh tế thế giới


Các thách thức chính
 

• điều chỉnh theo những thay đổi trong môi trường thương mại thế giới
• Làm cho toàn cầu hóa thương mại mang lại lợi ích
• đàm phán khó khăn


 

Điều chỉnh theo những thay đổi
trong môi trường thương mại thế giới


• Trung quốc đang trở thành một nền kinh tế chế tạo chi phối (dominant manufacturing economy)
 

– Các nền kinh tế khác buộc phải tìm ra các sản phẩm ngách (product niches) riêng
cho mình
– Và tìm ra các cách thức để tương tác với Trung Quốc
 

• Kết thúc hiêp ước MFA (Quota dệt may)

– Thị trường sẽ cạnh tranh hơn
– Không có lợi thế cạnh tranh tương đối hoặc tuyệt đối không thể tránh được đối với Trung quốc (không phải công nghệ cao hơn, không phải lợi ích về quy mô lớn hơn, vân vân...) (not high technology, not large returns to scale, etc.)

• Tự do hóa các dịch vụ tài chính

 

– Các ngân hàng quốc tế có thể có lợi thế hơn trong việc đảm bảo tính an toàn
– Đặc biệt sẽ tạo ra sức ép ở các nước có hệ thống ngân hàng trong nước đang có vấn đề (ví dụ nợ xấu)
– Và ở nơi các ngân hàng trong nước đã đóng vai trò ‘bảo lãnh” các doanh nghiệp quốc doanh
 

• Thuế dịch vụ tài chính ẩn (hidden financial services) để tài trợ các doanh nghiệp quốc doanh

• Nhưng các ngân hàng quốc tế sẽ không trả loại thuế ẩn này

• Và làm cho các ngân hàng đó nâng cao khả năng cạnh tranh hơn

 

Làm cho toàn cầu hóa thương mại mang lại lợi ích
 

• Các nguyên tắc chung
 

– Đa dạng hóa
– Nghĩ về lợi thế cạnh tranh mang tính động, chứ không chỉ là lợi thế cạnh tranh tĩnh
– Tìm các ngách (niches)
 

• Đặc biệt là chất lượng

• Tìm các giai đoạn trong quá trình sản xuất

• Nhân thức được rằng thương mại đa phần xảy ra giữa các nước có các nguồn lực kinh tế (economic endowments) tương tự nhau
 

– Nhạy cảm với các điểm bất thường trong cơ cấu thuế quan
 

• Quota áp dụng với đường ăn; nhưng không áp dụng với kẹo
 

– Nghĩ về các đồng minh chiến lược
 

• Quan hệ thương mại với Mê-hi-cô như là một kênh để thâm nhập thị trường Mỹ
 

• Các dịch vụ tài chính
 

– Đặc biệt quan trọng vì tín dụng là yếu tố cơ bản cho sự phát triển của khu vực tư nhân
– E ngại rằng các công ty tài chính nước ngoài sẽ không cho vay đủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước
 

• Các ngân hàng nước ngoài ở vào vị trí bất lợi hơn về thông tin
 

– Phản ứng: cần có “CRA” (Community Reinvestment Act -- luật tái đầu tư cộng đồng), yêu cầu tất cả các ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay một tỷ lệ nhất định trong tổng số tiền cho vay của họ

 

• Tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn
• Thúc đẩy phát triển
 

• Quyền sở hữu trí tuệ
 

– Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO) gần đây đòi hỏi một chế độ sở hữu trí tuệ định hướng phát triển
– Nhận thức rằng hiệp ước về các biện pháp sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPS) của vòng đàm phán Uruguay là không công bằng

• Quyền lợi của các công ty dược phẩm và truyền thông của Mỹ chi phối

• Các nước đang phát triển bị thiệt

– Nhu cầu chăm sóc sức khỏe
– Các mục tiêu phát triển

• Và ngay cả các cộng đồng nghiên cứu ở Mỹ và các nơi khác

– Kiến thức là yếu tố đầu vào quan trọng nhất cho công tác nghiên cứu
– Làm cho việc tiếp cận tới kiến thức khó khăn hơn

– Điều quan trọng là xây dựng và thực hiện một chế độ sở hữu trí tuệ phù hợp

 

• Và không ký thêm một hiệp định nào đi theo hướng bất lợi hơn nữa
 

Đàm phán khó khăn
(bargaining tough)


• Nhận thức rằng các hiệp định thương mại tự do chỉ cung cấp các khuôn khổ đàm phán, chứ không phải các hiệp định thương mại thực sự tự do
 

– Các rào cản phi thuế quan
– Lĩnh vực nông nghiệp
 

• Gần đây, các hiệp định thương mại tự do đưa ra thêm các điều kiện gây khó khăn cho phát triển


– Hiệp ước sở hữu trí tuệ

• Gây khó khăn thêm cho việc tiếp cận các loại dược phẩm
• Và có thể cản trở quá trình phát triển
 

– Ép tự do hóa thị trường vốn
– Các điều khoản bất lợi trong truyền thông
– Các xâm phạm khác vào chủ quyền quốc gia
 

• Cần phải nhận rõ rằng, vị thế của các nước công nghiệp phát triển và đặc biệt là nước Mỹ không dựa vào các nguyên tắc, mà vào sự theo đuổi các quyền lợi thương mại và tài chính của họ—bất chấp các ngôn từ
 

– Được phản ánh trong chương trình làm việc và các kết quả thiên vị của vòng đàm phán Uruguay
– Được phản ánh trong chương trình làm việc thiên vị của cái gọi là Vòng Đàm phán Phát triển
 

• Báo cáo của Commonwealth/IPD: Không cả xứng đáng để được gọi là Vòng Đàm phán Phát triển
• Một Vòng Đàm phán Phát triển thực sự sẽ cần phải rất khác
 

 

Các bài học cơ bản


• Không có hiệp định còn tốt hơn là có một hiệp định tồi
 

• Mặc dù gia nhập WTO là quan trọng
 

– Đưa ra một yếu tố mang tính luật pháp quốc tế (provides an element of international rule of law)
– Cho dù có thể không hoàn toàn công bằng
– Hạn chế các hành vi “không tốt” của Mỹ và các nước khác

• Bông, thép
 

 

Các yếu tố khác cho sự thành công
 

• Tự do hóa thương mại không phải là yếu tố đảm bảo thành công
 

• Chính sách thương mại là một yếu tố quan trọng cho sự thành công, nhưng không phải là yếu tố duy nhất
 

• Tự do hóa thương mại gây ra một số vấn đề quan trọng cần phải giải quyết

 

Sự bền vững về mặt xã hội


• Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thường đi cùng với tình trạng bất bình đẳng tăng thêm
 

• Quá trình tự do hóa thương mại/toàn cầu hóa thường đi cùng với tình trạng bất bình đẳng tăng thêm
 

– Cả ở các nước phát triển và các nước kém phát triển
– Trái ngược với điều mọi người mong đợi; lý thuyết chuẩn dự đoán rằng cầu về ‘lao động không có kỹ năng’ ở các nước đang phát triển sẽ tăng
– Cùng với toàn cầu hóa, lao động lành nghề càng thiếu hụt
– Đặc biệt khi chất lượng sản phẩm được nâng cao lên


 

Toàn cầu hóa và chuyển đổi


• Toàn cầu hóa và chuyển đổi đòi hỏi các chương trình phân phối lại

• Nhưng nó thường bớt đi các cơ hội cho các chương trình phân phối lại
 

– Chuyển đổi dẫn tới việc chuyển các chương trình phân phối lại ra khỏi các xí nghiệp, thậm chí trước khi tư nhân hóa, do áp lực cạnh tranh
– Nhu cầu đối với các quỹ phát triển làm cho chi phí cơ hội của các khoản chi tiêu cho hệ thống an sinh xã hội trở nên rất cao
– Và các áp lực từ các tổ chức tài chính quốc tế đối với việc tư nhân hóa và các tài khoản cá nhân đã không khuyến khích sự ra đời của một hệ thống an sinh phân phối lại hiệu quả
 

• Nếu không có các chính sách giải quyết vấn đề bất bình đẳng đang tăng lên, căng thẳng trong xã hội có thể tăng lên, và tăng trưởng có thể sẽ không thể bền vững xét về mặt xã hội

 

Các yếu tố khác cho thành công
 

Các thị trường tài chính
 

– Đầu não của nền kinh tế
– Phân bổ các nguồn vốn hiếm hoi
– Các nước thành công đã tìm cách phân bổ các nguồn vốn hiếm hoi rất tốt
– Và cung cấp vốn cho các doanh nghiệp mới
 

• Gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ
 

• Ngân hàng
 

– Nguồn tài trợ chính cho các khoản đầu tư mới ở tất cả các nước
– Nhưng đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển (nơi thị trường chứng khoán còn yếu kém)
– Các ngân hàng Việt Nam có các thông tin địa phương và dễ chịu sự chỉ dẫn trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển

• Tăng trưởng của nước Mỹ dựa vào các ngân hàng trong nước
• Tự do hóa các dịch vụ tài chính có thể làm cho các ngân hàng trong nước rơi vào vị thế bất lợi trừ khi các yêu cầu CRA (luật tái đầu tư cộng đồng) được đưa ra

– Nhưng điều quan trọng để đảm bảo các ngân hàng của Việt Nam có một cơ sở tài chính lành mạnh

• Không được dùng làm “nguồn trợ cấp ẩn” cho các doanh nghiệp Nhà nước
 

• Thị trường chứng khoán
 

– Có nhiều lợi thế rõ rệt trong việc phân tán rủi ro
– Nhưng bị vấn đề về thông tin không đối xứng kể cả ở các nước phát triển

• Ví dụ các vụ xì-căng-đan của các công ty Mỹ trong thập kỷ 90

– Tình hình còn tồi tệ hơn ở các nước đang phát triển
– Điều quan trọng là cần có các luật lệ tốt về thị trường chứng khoán và quản trị công ty
– Nhưng điều quan trọng là cần nhận rõ rằng thị trường chứng khoán sẽ chỉ đóng một vai trò hạn chế trong việc phát triển về sau


 

Các yếu tố khác của sự thành công
 

• Phân cấp (decentralization)


– Có thể là một công cụ quan trọng để cải thiện hoạt động của khu vực công
– Trách nhiệm giải trình lớn hơn, với sự giám sát gần hơn ở cấp địa phương
– Cải thiện thông tin, người dân ở cấp địa phương biết rõ hơn về nhu cầu và các cơ hội phát triển
– Cạnh tranh giữa các địa phương có thể là yếu tố kích thích cho tăng trưởng
– Và các thử nghiệm ở cấp địa phương có thể cung cấp các thông tin quan trọng về chiến lược phát triển tốt nhất
 

• Nhưng…

 

– Sự tách biệt giữa tài trợ và chi tiêu có thể làm suy yếu trách nhiệm giải trình (separation between funding and expenditures may weaken sense of accountability)
– Việc thiết lập và thực hiện các hệ thống kiểm tra ở cấp địa phương có thể bị suy yếu
– Và có thể còn vấn đề “năng lực” (‘capacity’ problems)

• Số người có thể hiểu được các chiến lược phát triển, tầm quan trọng của các cơ chế kiểm tra, vân vân.


• Cần một hệ thống linh hoạt, hỗn hợp, với các yếu tố kiểm tra và cân đối (need for flexible, mixed system, with checks and balances)
 

– Ví dụ mức độ phân cấp khác nhau giữa các vùng và thay đổi theo thời gian

 

Kết luận
 

• Việt Nam có thể đạt được phát triển bền vững
 

– Bền vững về kinh tế
– Bền vững về môi trường
– Bền vững về xã hội
 

• Và hội nhập kinh tế quốc tế một cách thành công
 

• Nhưng để làm điều đó sẽ đòi hỏi không chỉ tận dụng các cơ hội mà còn phải giải quyết các thách thức đặt ra từ quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi
 

• Đòi hỏi phải thấm nhuần các bài học thành công và thất bại của các nước đang phát triển khác
 

– Gồm cả sự thất bại của các chính sách theo kiểu “Sự đồng thuận Washington”
– Phân biệt các ngôn từ về tự do hóa và thực tế
 

• Vấn đề không chỉ là khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh chóng
 

• Mà còn tính chất của xã hội Việt Nam cho các thế hệ trong tương lai