Đầu tư
(13/02/2004)

Chưa thể xây dựng ngay Luật thuế Thu nhập cá nhân

Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Thưa bà, trong phiên họp trước, Ủy ban thường vụ Quốc hội đă đề nghị Chính phủ sớm xây dựng Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) để đưa vào thực hiện thay v́ phương án sửa đổi Pháp lệnh thuế Thu nhập cao thêm một lần nữa?

Xây dựng Luật thuế TNCN là điều rất cần thiết, nhưng làm ngay vào lúc này là chưa phù hợp với thực tiễn. Do việc xây dựng Luật thuế TNCN yêu cầu phải có sự mở rộng diện điều chỉnh về cả đối tượng nộp thuế lẫn thu nhập chịu thuế... Đây là những vấn đề rất nhạy cảm, đ̣i hỏi phải có thời gian cho việc khảo sát, điều tra, tính toán thật kỹ càng.

Đồng thời, cơ quan thuế cũng phải chuẩn bị cả về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, hiện đại hóa công tác thu thuế qua máy vi tính để kiểm tra đối soát thu nhập chịu thuế, đối tượng nộp thuế cho chính xác, hạn chế t́nh trạng trốn lậu thuế.

Bà có thể cho biết mức độ mở rộng đối tượng nộp thuế TNCN được dự kiến đến mức nào khi tiến hành xây dựng Luật thuế TNCN?

Dự kiến khi xây dựng Luật thuế TNCN, đối tượng nộp thuế sẽ không chỉ là những cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, mà c̣n được mở rộng đến tất cả các hộ cá thể kinh doanh trong lĩnh vực công, thương nghiệp; nông, lâm, thuỷ hải sản... (hiện là đối tượng của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp) và cả những đối tượng đang hành nghề độc lập như luật sư, kiểm toán viên, ca sĩ, bác sĩ, dược sĩ...

C̣n về phần thu nhập chịu thuế, thưa bà?

Ngoài các khoản hiện hành như tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền trúng xổ số... th́ khi xây dựng Luật thuế TNCN, thu nhập chịu thuế có thể được mở rộng thêm tới các khoản như thừa kế, quà biếu, quà tặng (trong nước và nước ngoài) và kể cả các khoản thu nhập có tính chất đầu tư như lăi tiền gửi ngân hàng, lợi tức cố phiếu, cổ phần...

Luật thuế TNCN ở các nước trên thế giới đều có quy định yếu tố chiết trừ gia cảnh đối với người nộp thuế. Bộ Tài chính có tính đến điều này khi tiến hành xây dựng Luật thuế TNCN ở Việt Nam?

Đây cũng là vấn đề đ̣i hỏi phải có thời gian nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các nước trên thế giới và tổ chức hội thảo, lấy ư kiến trong quá tŕnh xây dựng Luật thuế TNCN. Yếu tố này phức tạp ở chỗ, chiết trừ gia cảnh không chỉ cho bản thân người nộp thuế, mà c̣n cho cả những người mà họ phải nuôi dưỡng (như con cái, bố mẹ, vợ chồng không có việc làm...) cũng như mức chiết trừ cụ thể cho từng đối tượng đó là bao nhiêu.

Việc xem xét có nên cho chiết trừ gia cảnh đối với người được nuôi dưỡng cũng phải cân nhắc: như trường hợp phải nuôi bố mẹ (do có nhiều con cùng nuôi bố mẹ), hoặc nuôi con cho đến năm 18 tuổi hay 24 tuổi (do phải nuôi học đại học)... cũng phải được xem xét.

Vậy theo bà, thời gian nào là hợp lư cho việc xây dựng, thông qua và đưa vào thực hiện Luật thuế TNCN để thay thế cho Pháp lệnh Thu nhập cao?

Dự kiến việc xây dựng Luật thuế TNCN sẽ được tŕnh ra Quốc hội vào cuối nhiệm kỳ khóa XI, khoảng vào năm 2006 - 2007 để xem xét thông qua.

Điều ǵ sẽ xảy ra nếu chúng ta vẫn cứ tiếp tục áp dụng Pháp lệnh thuế Thu nhập cao hiện hành cho đến khi có Luật thuế TNCN để thay thế?

Nếu cứ chờ cho đến khi có Luật thuế TNCN mà không sửa đổi, bổ sung ngay Pháp lệnh thuế Thu nhập cao hiện hành th́ chúng ta sẽ phải chịu nhiều bất cập.

Cụ thể, do mức khởi điểm chịu thuế của người Việt Nam hiện quá thấp, khoảng cách giữa các bậc chịu thuế lại hẹp, thuế suất cao nhất trong biểu thuế lũy tiến từng phần lên tới 50%, ngoài ra c̣n phải chịu thuế suất bổ sung 30%... dẫn đến mức điều tiết thuế cao nên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng thuê lao động có tay nghề, tŕnh độ cao ở các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Philippines... thay v́ sử dụng người lao động Việt Nam. Hậu quả của thực trạng này không chỉ là ngành thuế thất thu, mà người lao động trong nước c̣n bị mất cơ hội có việc làm, tăng thu nhập, mất đi cơ hội tiếp xúc với tŕnh độ quản lư, khoa học - kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài.