NHẬP SIÊU TRONG XU THẾ
DUY TÂM HÓA NỀN KINH TẾ

 

Ngô Tự Lập, PhD

(Khoa Quốc tê- ĐHQGHN)

 

Nhập siêu là một đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế và giới doanh nhân từ hàng chục năm nay. Điều này xuất phát từ thực tế là theo thống kê chính thức, trong suốt 20 năm qua (trừ năm 1992 là năm duy nhất chúng ta có một khoản xuất siêu nhỏ), Việt Nam luôn luôn nhập siêu, và nhập siêu ngày càng nhiều. Rất nhiều nhà nghiên cứu đă tham gia vào cuộc tranh luận, nhưng nh́n chung có có hai quan điểm trái ngược nhau. Một số người cho rằng nhập siêu của Việt Nam nằm ở mức b́nh thường, hợp quy luật, không có ǵ đáng lo ngại. Những người này viện dẫn kinh nghiệm các nước láng giềng cũng như sự thành công kinh tế của Việt Nam 20 năm qua để chứng minh rằng nhập siêu không phải bao giờ cũng bất lợi. Theo họ, ở giai đoạn đầu của sự phát triển, nhập siêu gần như là không thể tránh khỏi, vấn đề chỉ là làm sao giữ cho nhập siêu ở một mức và với một cơ cấu hợp lư. Họ cho rằng nếu đối tượng nhập siêu là máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, chứ không phải hàng hoá tiêu dùng, th́ không có ǵ đáng ngại. Những người khác, ngược lại, cho rằng t́nh h́nh nhập siêu của Việt Nam là bất thường, trái quy luật và hết sức nguy hiểm. Theo họ, nhập siêu đồng nghĩa với mất cân đối cán cân ngoại thương, dẫn đến mất khả năng thanh toán quốc tế, điều cuối cùng sẽ làm mất cân đối toàn bộ nền kinh tế, làm giảm tăng trưởng GDP, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Cả hai luận điểm đều có những hạt nhân hợp lư nhưng đều vấp phải những vấn đề không thể giải đáp nổi. Chẳng hạn, với quan điểm thứ nhất, chúng ta phải trả lời câu hỏi: thế nào là một mức và một cơ cấu hợp lư? Với luận điểm thứ hai, tại sao chúng ta đă nhập siêu ngày càng nhiều trong suốt 20 năm qua mà nền kinh tế quốc gia vẫn phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng đứng hàng thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc?

Từ vài tháng nay, đề tài này đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi số liệu của Bộ Công Thương cho thấy trong ṿng 8 tháng đầu năm 2007, nhập siêu đă tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006, đạt tới 6,4 tỷ USD và dự báo nhập siêu cả năm có thể lên tới 8 tỷ USD (một số người thậm chí đưa ra con số 9,5 tỷ USD). Những con số này khiến ngay cả những người thuộc nhóm thứ nhất cũng lung lay. Trên các phương tiên truyền thông và tạp chí chuyên ngành, nhiều tác giả đă phân tích những nguyên nhân dẫn đến nhập siêu cao và đề nghị giải pháp để hạn chế nhập siêu. Tuy nhiên, theo tôi, vấn đề nhập siêu cần phải được xem xét một cách tổng thể, trong mối liên hệ với các hoạt động kinh tế khác. Hơn thế nữa, trong bối cảnh nền kinh tế nhân loại đă thay đổi về chất, chúng ta cần phải có một cách tiếp cận hoàn toàn mới.

Bài viết này gồm 3 phần. Phần 1 nhằm trả lời câu hỏi, mức nhập siêu hiện nay có làm mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của chúng ta hay không? Trong phần 2 và 3, tôi sẽ chứng minh rằng quan niệm của chúng ta về xuất nhập khẩu, trong đó có cách tính toán mức độ nhập siêu và quan niệm truyền thống về cơ cấu xuất nhập khẩu, đă trở nên lạc hậu, cần phải thay đổi về bản chất.  

 

I. NHẬP SIÊU VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

 

Mức nhập siêu Việt Nam hiện nay, nếu số liệu của Bộ Công Thương là đúng, có làm mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam hay không? Câu trả lời của tôi, là “không”. Lư do là khả năng thanh toán của Việt Nam không chỉ phụ vào kim ngạch xuất khẩu, mà c̣n có nhiều nguồn thu ngoại tệ khác, trong đó đáng kể nhất là kiều hối và các nguồn thu gián tiếp nhờ sự gia tăng không ngừng của giá trị tài sản nội địa.

 

1. Kiều hối

            Kiều hối là một nguồn lực lớn, đặc biệt là so với GDP c̣n khá khiêm tốn của chúng ta. Nguồn lực này tăng liên tục trong thời gian hai mươi năm qua:

 

Bảng 1: Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam theo thống kê chính thức (triệu USD)

 

1991

 

1992

 

1993

 

1994

 

1995

 

1996

 

1997

 

1998

 

1999

 

2000

 

2001

 

2002

 

2003

 

2004

 

2005

 

2006

 

 

35

 

137

 

 

141

 

 

249

 

 

285

 

469

 

 

400

 

 

950

 

1.200

 

 

1757

 

1820

 

2200

 

 

2600

 

3800

 

4290

 

4800

 

 Theo bảng thống kê trên đây, lượng kiều hối chảy về Việt Nam trong năm 2006 gấp khoảng 135 lần năm 1991, tăng trung b́nh khoảng 40%/ năm. Đây là một tốc độ tăng trưởng rất cao, vượt xa hầu hết các ngành kinh tế. Tổng lượng kiều hối trong 16 năm, từ 1991 đến 2006, là hơn 23 tỷ USD, tương đương với 60% tổng vốn FDI thực hiện tính từ năm 1988 đến năm 2006. Nguồn tài chính  khổng lồ này chủ yếu từ Mỹ, Nga, Anh và Australia nhưng cũng đang được bổ sung từ nhiều nguồn khác như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và các nước Trung - Cận Đông.

So sánh với bảng thống kê t́nh h́nh nhập siêu của Việt Nam trong cùng một thời gian (bảng 2), ta có thể thấy rằng giá trị nhập siêu nh́n chung tương đương hoặc thấp hơn so với giá trị hàng năm của nguồn kiều hối.   

 

Bảng 2: Nhập siêu của Việt Nam (triệu USD)

 

 

1991

 

1992

 

1993

 

1994

 

1995

 

1996

 

1997

 

1998

 

1999

 

2000

 

2001

 

2002

 

2003

 

2004

 

2005

 

2006

 

 

251

 

 

-40

 

939

 

1172

 

2707

 

3888

 

2407

 

2139

 

201

 

1154

 

1189

 

3040

 

5107

 

5484

 

4536

 

4805

 

Tuy nhiên, các con số trên trong Bảng 1 chỉ là những con số chính thức. Trên thực tế, c̣n có một lượng ngoại hối khá lớn được chuyển về Việt Nam theo những con đường không chính thức. Báo “Lao động” số 12 Ngày 15/01/2007 ước tính rằng lượng kiêu hối không chính thức ít nhất tương đương với 1/2 lượng kiều hối chuyển qua đường chính thức. Như thế, chỉ riêng nguồn kiều hối đă nhiều hơn mức cần thiết để chúng ta cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

 

2. Sự gia tăng giá trị các tài sản nội địa.

 Sự gia tăng giá trị của các tài sản nội địa là yếu tố gián tiếp làm tăng nguồn thu ngoại tệ. Khối lượng ngoại tệ thu được, cũng như chính sự gia tăng giá trị của các tài sản nội địa, khó có thể đo lường một cách chính xác, nhưng không khó cảm nhận. Tầm quan trọng của yếu tố này đă rất đáng kể và sẽ ngày càng lớn trong qua tŕnh phát triển kinh tế quốc gia ít nhất trong vài thập kỷ tới.

Như tôi đă đề cập trong bài Gơ cửa nền kinh tế duy tâm, giá trị của các tài sản cũng như quy mô nền kinh tế hiện nay phụ thuộc ngày càng nhiều vào những yếu tố tinh thần của con người. Sự phát triển khá ấn tượng và tương đối bền vững của Việt Nam, một đất nước có tới 80 triệu dân, trong ṿng 20 năm qua đă khiến cho Việt Nam trở thành một trong những dân tộc lạc quan nhất trên toàn thế giới. Tâm lư lạc quan này đă liên tục nâng cao nhu cầu tiêu dùng, đồng thời nâng cao giá trị của tài sản nội địa, cá nhân cũng như công cộng, bao gồm cả động sản, bất động sản và giá trị thương hiệu. Những yếu tố này cuối cùng dẫn đến sự mở rộng quy mô thị trường, cũng có nghĩa là tăng cơ hội kinh doanh.

Sự gia tăng giá trị nói trên có thể h́nh dung một các giản lược như là quá tŕnh liên tục đánh giá lại tài sản quốc gia, một sự đánh giá lại sẽ được tiền tệ hoá, trong đó có ngoại tệ hoá, thông qua các hoạt động kinh doanh. Trong các dự án liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài, chẳng hạn, không chỉ có bất động sản, động sản và thương hiệu, mà cả cơ hội kinh doanh cũng được đánh gía ngày càng cao và được tính trực tiếp hoặc gián tiếp vào phần vốn đóng góp của phía Việt Nam. Điều này, về bản chất là tăng sức mua bằng ngoại tệ cho phía Việt Nam. Một con đường khác của quá tŕnh ngoại tệ hoá các giá trị gia tăng của tài sản nội địa là thông qua dịch vụ. Dịch vụ cho thuê văn pḥng và khách sạn, chẳng hạn, đă hưởng lợi rất nhiều không chỉ nhờ số pḥng, mà cả về giá cả. Dịch vụ du lịch là ví dụ khác. Theo thống kê của ngành du lịch, năm 2004 có gần ba triệu khách quốc tế đến Việt Nam, đưa doanh thu từ du lịch đạt 1,6 tỷ USD. Các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam dự tính đến 2010, ngành du lịch sẽ thu hút 6-6,5 triệu du khách quốc tế, đạt tổng doanh thu 4-4,5 tỷ USD mỗi năm.

 

3. Thị trường chứng khoán

Quá tŕnh ngoại tệ hoá các giá trị gia tăng của tài sản quốc gia đă có một bước đột phá nhờ sự lớn mạnh nhảy vọt của thị trường chứng khoán, đặc biệt là sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài.

So với đầu năm 2006, tỷ lệ sở hữu giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đầu năm 2007 đă tăng gấp gần 4 lần. Chắc chắn không phải không có mối liên hệ nào giữa sự kiện tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam tăng vọt gấp gần ba lần, từ 6% lên 17% trong năm 2006 và tiếp tục tăng lên đến 19% vào tháng 5/2007 và mức gia tăng nhập siêu kỷ lục trong những tháng đầu năm 2007.

Theo thông tin của Ngân Hàng Thế Giới, các nhà đầu tư nước ngoài đă đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường chứng khoán là một con đường quan trọng khác để  ngoại tệ đổ vào Việt Nam. Đó chính là một nhân tố quan trọng khiến dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng vọt lên 12 tỷ USD vào năm 2006 và trên 20 tỉ USD hiện nay. Những con số này quả là rất ấn tượng. Nhưng theo tôi, điều quan trọng hơn là những con số này đă bao gồm trong nó phần gia tăng giá trị của các tài sản của các công ty nói riêng và quốc gia nói chung.

Từ những phân tích trên, tôi cho rằng mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhập siêu, nguyên nhân chính là sự gia tăng sức mua nhờ các nguồn thu ngoại tệ trực tiếp (chủ yếu từ nguồn ngoại hối) hoặc gián tiếp được hậu thuẫn bởi sự gia tăng và thay đổi về chất của nền kinh tế đất nước. Mức độ nhập siêu hiện nay (ít nhất là theo thống kê chính thức) là hoàn toàn lành mạnh và c̣n thấp hơn rất nhiều so với mức có thể gây nguy hiểm cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.

 

 

II. CÁCH TÍNH MỨC NHẬP SIÊU CỦA CHÚNG TA CÓ CHÍNH XÁC KHÔNG?

 

Nhập siêu là t́nh trạng một quốc gia có giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu - định nghĩa này tưởng chừng rơ ràng và dễ hiểu đến mức không cần bất kỳ sự giải thích hay mô tả nào thêm nữa. Để đánh giá cán cân xuất nhập khẩu của một quốc gia, người ta chỉ cần làm một bài toán đơn giản: lấy tổng kim ngạch xuất khẩu trừ đi tổng kim ngạch nhập khẩu theo công thức:

 

∆ = X - N

 

Trong đó:

+ X là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (Dầu thô, than đá, dệt may…);

+ N là tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa (Hoá chất, phân bón, xe hơi, sắt thép…)

Nếu hiệu số ∆ là một số dương, quốc gia được coi là xuất siêu. Nếu hiệu số là âm th́ quốc gia nhập siêu, c̣n nếu hiệu số bằng không th́ cán cân ngoại thương là thăng bằng.

Đó chính là cách chúng ta thường làm. Bộ Công thương, chẳng hạn, trong thông báo t́nh h́nh kinh tế 8 tháng đầu năm 2007, sau khi đưa ra kim ngạch xuất khẩu là gần 31,2 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là trên 37,6 tỷ USD, kết luận mức nhập siêu là trên 6,4 tỷ USD. Tương tự như vậy, tạp chí Vietnam Financial Review, trong mục “Data”, liệt kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu. Từ kim ngạch xuất nhập khẩu chúng ta có thể suy ra cán cân thương mại. 

Cách tính như trên, theo tôi, không đúng, hay ít nhất là từ vài chục năm trở lại đây đă không c̣n đúng nữa.

Trước kia, khi các nền kinh tế c̣n biệt lập, hầu như bất kỳ thứ hàng hóa nào cũng chỉ có thể được coi là xuất khẩu hoặc nhập khẩu khi nó vượt qua đường biên giới địa lư quốc gia. Sự xuất hiện của các tập đoàn đa quốc gia, xu hướng đầu tư ngoại quốc ngày càng gia tăng, và đặc biệt là sự xuất hiện của các đặc khu kinh tế tự do trong ḷng các quốc gia khiến cho quan niệm truyền thống này không c̣n có thể đứng vững được nữa. Trong bản báo cáo hàng tháng của VFR có số liệu xuất nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Nhưng thật khó có thể coi là hợp lư khi kim ngạch xuất nhập khẩu của một xí nghiệp nuôi tôm 100% vốn Việt Nam cũng được tính vào kim ngạch xuất nhập khẩu quốc gia giống hệt như kim ngạch xuất nhập khẩu của một công ty sản xuất xe hơi 100% vốn nước ngoài. Thực tiễn mua bán, sáp nhập và chia tách các công ty cũng làm cho việc xác định kim ngạch xuất nhập khẩu thêm khó khăn, và thị trường chứng khoán thậm chí c̣n khiến công việc khó khăn hơn gấp bội. Nh́n lên bảng điện tử dày đặc những con số không ngừng thay đổi, ai có thể nói chính xác tỷ lệ cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ, và từ đó suy ra kim ngạch xuất nhập khẩu thực sự của công ty?

Một nhân tố khác cũng ảnh hưởng đáng kể đến cách tính kim ngạch xuất nhập khẩu, đó là sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch. Nếu không có ngành du lịch, để bán bất kỳ thứ hàng hóa nào cho người Pháp, chúng ta cũng phải chở nó đến Pháp. Nhưng ngành du lịch đă đưa người Pháp đến cho chúng ta. Tất cả những ǵ chúng ta bán cho khách du lịch ngoại quốc tại Việt Nam, dù là bát phở hay quả bưởi, đều là xuất khẩu, đúng hơn là xuất khẩu tại chỗ. Thống kê của ngành du lịch cho biết rằng năm 2004 có gần ba triệu khách quốc tế đến Việt Nam. Nếu trung b́nh mỗi vị khách du lịch nước ngoài chi 1000 dollars cho mua sắm và tiêu dùng tại Việt Nam th́ kim ngạch xuất khẩu tại chỗ này đă là 3 tỷ dollars. Kim ngạch xuất khẩu tại chỗ c̣n lớn hơn nữa, nếu chúng ta tính cả số chuyên gia, thương nhân, nhân viên ngoại giao, lưu học sinh. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện số lượng người nước ngoài làm ăn và sinh sống lâu dài ở Việt Nam là hơn 81.000 người. Trong đó, hơn 25.000 người vào đầu tư, 54.000 người vào làm cho các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế...Dự báo, đến năm 2010 số người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam sẽ tăng lên 200.000. V́ những người nước ngoài này sống lâu dài và rất nhiều người trong số họ là những thương gia giàu có, nên số tiền chi tiêu mua sắm có thể lớn hơn nhiều con số 1000 dollars mỗi năm. Thực ra không phải là chúng ta chưa bao giờ nói đến khái niệm “xuất khẩu tại chỗ”. Có điều, xuất khẩu tại chỗ được nh́n nhận với nghĩa rất hẹp, chủ yếu là về lượng hàng hoá bán cho các công ty đang kinh doanh tại Việt Nam.

Dĩ nhiên, không chỉ có người nước ngoài vào Việt Nam sinh sống hoặc du lịch. Những năm gần đây số người Việt Nam du lịch nước ngoài đang tăng lên nhanh chóng, c̣n xuất khẩu lao động th́ đă được tiến hành từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, cả số lượng lẫn sức mua của khách du lịch Việt Nam ở nước ngoài đều không lớn so với số lượng và sức mua của khác du lịch nước ngoài tại Việt Nam. Riêng với công nhân xuất khẩu lao động, chi phí mua sắm chỉ là một phần số ngoại tệ họ kiếm được ở nước ngoài để chuyển về nước. Tôi không có số liệu chính xác về chi phí mua sắm ở nước ngoài của công nhân Việt Nam. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến tính phức tạp của việc tính toán kim ngạch xuất nhập khẩu mà thôi.

Ngoài các nhân tố nói trên, c̣n có một nhân tố khác, quan trọng hơn, ảnh hưởng lớn và ngày càng lớn hơn đến quan niệm và cách tính xuất nhập siêu của chúng ta. Đó là sự thay đổi tính chất của nền kinh tế, dẫn đến sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu giữa hàng hoá và dịch vụ.

Trong nền kinh tế truyền thống và biệt lập trước đây, xuất khẩu hầu như đồng nghĩa với xuất khẩu hàng hóa. Lư do đơn giản là sự khác biệt về bản chất của hàng hoá và dịch vụ. Nếu như hàng hóa là những sản phẩm đă hoàn chỉnh có thể bán cho bất kỳ ai th́ dịch vụ cần phải thông qua tương tác. Người ta chỉ có thể cung cấp dịch vụ khi có tương tác giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ. Cái cốc, chẳng hạn, ra khỏi xưởng gốm nó đă là và luôn luôn là cái cốc, dù được lưu giữ trong kho hay đem bán. Trong khi đó, dịch vụ cắt tóc chỉ diễn ra nếu có người thợ và người muốn cắt tóc. Khi các phương tiện đi lại và thông tin liên lạc c̣n kém phát triển, nhất là khi các nền kinh tế c̣n biệt lập, khả năng cung cấp và sử dụng dịch vụ qua biên giới hết sức hạn chế. V́ thế, lâu nay, khi nói đến xuất nhập khẩu, người ta chỉ nghĩ đến xuất nhập khẩu hàng hóa mà thôi. Điều này có thể thấy ngay ở thống kê xuất nhập khẩu hàng tháng của Vietnam Financial Review.

Sự việc đă và đang thay đổi. Khi các phương tiện đi lại nhanh chóng và tiện lợi như máy bay, tàu hoả siêu tốc…trở nên thông dụng, xuất khẩu dịch vụ cũng dần dần tăng theo. Một hăng hàng không của Pháp, chẳng hạn, có thể cung cấp dịch vụ cho nhưng Trung Quốc hay người Algeria không khác ǵ cho người Pháp. Tiếp đó, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin liên lạc, sự ra đời của máy tính cá nhân, và đặc biệt là internet, đă khiến cho xuất khẩu dịch vụ trở nên hết sức dễ dàng. Ngày nay, rất nhiều lại dịch vụ có thể được tiến hành qua mạng. Thêm nữa, ranh giới giữa hàng hóa và dịch vụ cùng ngày càng bị xóa nḥa. Khi ta mua một đĩa phim của Hollywood hay một đĩa tṛ chơi của Nintendo, chúng ta mua một sản phẩm hay một dịch vụ biểu diễn và giải trí được trả trước?

Không những thế, ngày nay ngay cả hoạt động mua bán hàng hóa giữa các đối tác thuộc các quốc gia khác nhau, tức là xuất nhập khẩu, cũng có thể thực hiện qua mạng mà thậm chí không cần phải di chuyển vị trí của các hoàng hóa đó. Theo nghĩa này, việc mua bán các công ty trong nhiều trường hợp cũng phải được nh́n nhận như là hoạt động xuất nhập khẩu.

Vậy mà sự phức tạp của quan hệ toàn cầu, bao gồm sự tiêu vong hoặc phai mờ của các đường biên giới, tính đa quốc gia của các công ty cũng như các gia đ́nh và các cá nhân khiến cho việc xác định khối lượng xuất nhập khẩu dịch vụ thêm khó khăn, và trong nhiều trường hợp là không thể thực hiện được.

 

 

III. THẾ NÀO LÀ MỘT CƠ CẤU XUẤT NHẬP KHẨU HỢP LƯ?

 

Như ở trên đă nói, một trong những quan điểm được một số nhà kinh tế đồng t́nh là nhập siêu, ít nhất là ở mức hiện nay, không phải là điều đáng ngại, mà đáng ngại là cơ cấu nhập siêu. Một số người c̣n khẳng định rằng nhập siêu với nước ta hiện nay không chỉ gần như là không thể tránh khỏi, mà c̣n cần thiết. Tiến sĩ Trần Anh Phương, trong bài “Nhập siêu cao: có phải là bất lợi” đưa ra những lập luận khá sâu sắc: Cũng cần thấy rằng, đối với nền kinh tế Việt Nam trong suốt hơn 20 năm đổi mới vừa qua, nhất là càng những năm gần đây và hiện nay càng có xu hướng nhập siêu mạnh hơn là có nguyên nhân cơ bản  do chủ trương của chúng ta nhập siêu nhiều vật tư, máy móc thiết bị kỹ thuật cao, quy tŕnh công nghệ hiện đại cho việc đẩy mạnh quá tŕnh CNH, HĐH đất nước nói chung và cho nhu cầu phát triển sản xuất, trong đó bao gồm cả phần nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhập siêu mạnh - đó là một hiện thực phát triển khách quan đă mang tính quy luật không chỉ với riêng Việt Nam hiện nay mà chung cho nhiều nền kinh tế trong khu vực Đông Á và trên thế giới (nhấn mạnh của TS. Trần Anh Phương) mà chúng ta cần thừa nhận và khai thác, vận dụng năng động, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam”[i].

TS. Phương khẳng định rất đúng rằng “Chúng ta cần phấn đấu tăng mạnh xuất khẩu hơn nữa để có điều kiện tăng mạnh nhập khẩu hợp lư; và mặc dù phấn đấu giảm nhập siêu cao nhưng chúng ta không sợ nhập siêu hợp lư mà chỉ sợ nhập sai và sử dụng không hiệu quả sự nhập siêu hợp lư đó”, đồng thời ông cũng đặt ra những câu hỏi c̣n để ngỏ: “Vậy như thế nào là nhập siêu hợp lư? những năm vừa qua Việt Nam đă nhập siêu mạnh và ngày càng cao hơn, nhất là 6 tháng đầu năm nay đă đạt tới mức kỷ lục so với cùng kỳ suốt 10 năm qua là v́ sao? như thế đă phải là nhập siêu hợp lư hay ngược lại? và phải có các giải pháp nào để thực hiện nhập siêu hợp lư cũng như các giải pháp hạn chế nhập siêu một cách đúng đắn, có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của hoạt động ngoại thương nói riêng và cho cả nền kinh tế nước ta nói chung... đó là những vấn đề lớn, phức tạp mà phạm vi bài viết này chưa thể đề cập đến”.

Tôi hoàn toàn nhất trí với TS. Trần Anh Phương rằng đó những vấn đề lớn và phức tạp. Vấn đề không chỉ có độ chính xác của các số liệu thống kê, tính hiệu quả của cơ quan hải quan hay mức độ trầm trọng của nạn tham nhũng. Vấn đề c̣n là, và chủ yếu là, những  thay đổi ở các b́nh diện và cấp độ khác nhau của quá tŕnh sản xuất cũng như cấu trúc và bản chất nền kinh tế.

Trước hết, đó là những thay đổi của quá tŕnh sản xuất. Trước đây, quá tŕnh sản xuất là sự kết hợp của sức lao động với tư liệu sản xuất diễn ra hầu như trọn vẹn trong nhà máy. Trong quá tŕnh này, tri thức gần như không được tính đến, c̣n chi phí cho tư liệu sản xuất, bao gồm máy móc, công cụ, đất đai và nguyên vật liệu, chiếm tỷ trọng rất lớn, và trong nhiều trường hợp là lớn nhất. Tuy nhiên, trong nền kinh tế tri thức đang ngày càng rơ rệt hiện nay, quá tŕnh sản xuất trải dài rất xa trước và sau nhà máy. Trong nền kinh tế hiện nay, vai tṛ của trí tuệ con người ngày càng lớn, trong khi đó tỷ trọng của máy móc và nguyên vật liệu giảm đi đáng kể. Trên thực tế, hoạt động sản xuất trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao chủ yếu diễn ra ngoài nhà mày, bắt đầu từ công tác đào tạo nhân lực trong nhà trường, các hoạt động nghiên cứu và triển khai trong pḥng thí nghiệm, đồng thời lại kéo dài đến quá tŕnh sử dụng, cũng lại liên quan đến đào tạo và điều kiện sống của con người. Điều này có thể thấy qua ví dụ trực quan là giá nhân công rẻ mạt tại các nước đang phát triển. Đây chính là một trong những lư do quan trọng khiến các nước đang phát triển như Việt Nam phải nỗ lực kêu gọi đầu tư nước ngoài.

Điều này có nghĩa là sự phân biệt giữa “tư liệu sản xuất” và “hàng tiêu dùng” không c̣n rơ ràng như trước nữa. Việc nhập khẩu thịt ḅ, sữa, bơ, xe hơi hay các chương tŕnh và giáo tŕnh đại học trong nhiều trường hợp cũng có thể coi là nhập khẩu “tư liệu sản xuất”, không chỉ v́ các sản phẩm này có thể được dùng để kinh doanh trong các ngành như du lịch, nhà hàng…mà c̣n v́ nó tham gia chuẩn bị lực lượng lao động phục vụ cho sản xuất, có khi trực tiếp (ví dụ, để phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài làm việc tại Việt Nam), có khi gián tiếp (thông qua giáo dục và việc tạo nên môi trường kinh doanh).

Thứ hai, đó là  sự thay đổi cấu trúc và bản chất của nền kinh tế. Như tôi đă viết trong nhiều dịp khác, nền kinh tế thế giới và cả nền kinh tế nước ta, dù ở tŕnh độ thấp hơn, đă chuyển mạnh trọng tâm từ sản xuất sang tiêu thụ. Một trong những dấu hiệu rơ nhất là sự gia tăng nhanh chóng của khu vực dịch vụ so với sản xuất. Lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam hiện đă chiếm khoảng 40% GDP và đang tăng lên nhanh chóng, c̣n trên thế giới, dịch vụ chiếm tới trên 60% GDP toàn cầu. Khác với sản xuất hàng hoá, dịch vụ là lĩnh vực kinh tế liên quan đến các nhu cầu tương tác của con người. Phần lớn các các hoạt động dịch vụ đ̣i hỏi các thứ mà chúng ta quen gọi là “hàng tiêu dùng”, như lương thực, thực phẩm, mỹ phẩm, rượu bia…Xin lưu ư rằng trong kinh tế học gần đây người ta bắt đầu dùng một khái niệm mới là “Servuction », ghép hai từ «service» (dịch vụ) và «production» (sản xuất), nhằm mô tả sự giao thoa của hai lĩnh vực này.  

Vấn đề thật ra c̣n sâu xa hơn thế. Hiện nay động lực của đa số các nền kinh tế, kể cả nền kinh tế Việt Nam, không phải là khả năng sản xuất mà là khả năng tiêu thụ. Nếu sức mua của thị trường Việt Nam tăng lên, khả năng sản xuất sẽ tăng theo nhờ vào đầu tư nội địa hoặc đầu tư nước ngoài. Chúng ta có một lợi thế rất lớn để phát triển, đó là dân số đông và khao khát tiêu thụ. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường Việt Nam có một phần lư do là độ tuổi trung b́nh của dân số thấp (khoảng 2/3 dưới 30 tuổi) dẫn đến nhu cầu tiêu thụ cao. Tuy nhiên, lư do chính là tâm lư thịnh vượng dựa trên tính ổn định chính trị và tốc độ tăng trưởng cao. Chính sự gia tăng tiêu thụ đang khiến Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư.

Viết những điều này tôi  không định cho rằng chúng ta cứ phó mặc việc xuất nhập khẩu cho thị trường. Quan điểm của tôi là không thể xác định rạch ṛi ranh giới giữa  “hàng hoá tiêu dùng” với “tư liệu sản xuất” để mà có một tỷ lệ xuất nhập khẩu hợp lư, lại càng không thể cho rằng luôn luôn phải hạn chế nhập khẩu “hàng tiêu dùng”. Vấn đề là phải cân nhắc, những ǵ là thế mạnh của chúng ta, dù đó là trong lĩnh vực “sản xuất”, “dịch vụ” hay “tiêu thụ” th́ cần phải có chiến lược để phát triển, c̣n nếu đó không phải là sở trường th́ không nhất thiết phải bảo vệ bằng mọi giá.  

 

<ngotulap@yahoo.com>