"Người xưa cảnh tỉnh -
Thói hư tật xấu của người Việt
trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ XX "

Vương Trí Nhàn & Trần Văn Chánh

***

TỰA

Trần Văn Chánh

 

 

Tôi được biết đến tên tuổi nhà văn Vương Trí Nhàn từ khá lâu nhưng chủ yếu thông qua đọc sách báo, c̣n sự quen biết tiếp xúc th́ chỉ mới vài năm trở lại đây khi có dịp gặp trao đổi với nhau về một số vấn đề văn hóa – lịch sử mà cả hai đang cùng quan tâm. Quan điểm thống nhất chung của chúng tôi (và có lẽ không chỉ riêng chúng tôi) là cùng cho rằng nước Việt Nam và dân tộc Việt hiện nay đang cần phải tích cực phát huy ưu điểm khắc phục khuyết điểm để cầu sự tiến bộ, mà phần khuyết điểm, hay nói khác đi, những thói hư tật xấu trong xă hội, phải được nhận thức đầy đủ và một cách công khai thẳng thắn trên cơ sở trước hết truy t́m nguyên nhân của chúng, không chỉ dựa trên nền tảng kinh tế-chính trị hiện tại mà c̣n phải truy nguyên vào nguồn cội văn hóa của dân tộc trong suốt quá tŕnh phát triển lâu dài của lịch sử.

 

Cùng trong tinh thần đó, một số người (chưa nhiều) trong giới trí thức Việt Nam hiện nay đă bắt đầu chú ư đặt lại vấn đề đổi mới đất nước nhằm thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu theo hướng tiếp cận cội nguồn văn hóa, lịch sử vốn là nguyên nhân gây nên những thói hư tật xấu như là căn tính của người Việt để t́m cách sửa chữa từ căn bản, thay v́ cứ tiếp tục công kích vào những hiện tượng tiêu cực xă hội lẻ tẻ cứ ngày một phát sinh, gia tăng, kéo dài, và hầu như vô phương cứu chữa.

 

Theo Vương Trí Nhàn,  Thông thường th́ gọi là thói hư tật xấu của người Việt Nam, nhưng thực ra nó là tŕnh độ sống, tŕnh độ làm người của người Việt Nam… Điều quan trọng bây giờ là tự nhận thức ḿnh xem anh là người thế nào, anh là ai. Tất cả tương lai của dân tộc nằm trong hành động này… Một trong những thói xấu của người Việt Nam là rất sợ nói đến thói xấu… Cả xă hội đóng băng trong sự tự khen thưởng… Nhưng thói xấu lớn nhất vẫn là sợ người khác nói xấu ḿnh. Làm ăn với nước ngoài mà cứ lấy tinh vặt (ranh ma, khôn vặt) làm kế sinh lăi… ” (trích bài trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong,  21.9.2006).  

 

Nói về tính cách xấu, th́ có lẽ một trong những tính cách xấu gần gũi nhất của người Việt Nam nói chung và của các nhà chức trách Việt Nam nói riêng là tính “tốt khoe xấu che”: không chịu nhận những sự thật phũ phàng, đi liền với việc phô trương và thường phóng đại quá mức sự thật những mặt được tự coi là tốt, rất khớp với câu nói khá nổi tiếng của Vương Trí Nhàn: “Thói xấu lớn nhất của người Việt là rất sợ nói về thói xấu của ḿnh”.

Điều này không lạ, v́ tâm lư chung của mọi người đều thích khen sợ chê, nên thói giả dối nịnh bợ trong quan hệ cá nhân cũng như trong quan hệ công tác luôn vẫn c̣n đất sống. Nói về thói xấu của cả một dân tộc như dân tộc Việt Nam lại càng rất dễ bị “đ̣n roi”, như tác giả Bá Dương đă từng phải chịu gian nan khốn khổ nhiều năm ở Trung Quốc bởi làn sóng dư luận tấn công dồn dập khi lần đầu tiên trong năm 1985 ông cho xuất bản cuốn Người Trung Quốc xấu xí (do Lâm Bạch Xuất Bản Xă xuất bản tại Đài Loan, dưới tên chữ Hán “Xú lậu đích Trung Quốc nhân”), mạnh dạn nói huỵch toẹt ra hết những thói hư tật xấu của dân tộc ông, dù động cơ nói ra là từ nhiệt tâm yêu nước, tha thiết muốn cho dân tộc ông được tiến bộ, để các mặt tŕ trệ trong kinh tế- chính trị-văn hóa-xă hội của đất nước ông được cải cách toàn diện.

            Anh Vương Trí Nhàn tuy không nói ra, nhưng tôi đoán anh đă t́m được một cách tế nhị hơn, tuy cũng tâm huyết và nhằm vào mục đích không khác Bá Dương, bằng cách mượn lời người xưa để nói chuyện hôm nay, và đặt tên cho cuốn sách của ḿnh là  NGƯỜI XƯA CẢNH TỈNH - THÓI HƯ TẬT XẤU CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG CON MẮT CÁC NHÀ TRÍ THỨC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX.  

          Như chúng ta đều biết, từ thời Đông Kinh Nghĩa Thục (1908), với phương châm “khai dân trí, chấn dân khí” như của cụ Phan Châu Trinh đề xuất, trên cơ sở phản tỉnh (tự xét lại), phản tư (suy nghĩ lại), nhiều nhà trí thức Việt Nam đă nhận ra sự thật là dân tộc Việt Nam trước hết cần phải tự xét lại ḿnh về các mặt khuyết điểm để từ đó sửa chữa tiến bộ, thoát khỏi t́nh trạng lạc hậu, nỗ lực phấn đấu theo kịp đà phát triển chung của văn minh thế giới. V́ vậy trước hết cần tập trung tự phê phán thói xấu, đả phá hủ tục, song song với việc phổ biến tri thức mới, du nhập những tư tưởng tiến bộ và cổ vũ cho công cuộc mở mang công thương nghiệp.        

Trong một bài báo đăng trên Đông Dương Tạp Chí (số 6 năm 1913), Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) đă lư giải v́ sao phải xét lại những thói xấu của người Việt: “Các nết xấu, các hủ tục của người Việt Nam ta, cần nói hết ra, đừng có giấu giếm, ai cũng biết th́ mới sửa được (…). Trong xă hội có nhiều hủ tục, đă thành thói quen của cộng đồng, một người hay một thiểu số không đủ sức đấu tranh để sửa mà nên phô bày ra, rơ ràng cái xấu, căn nguyên cái hại (…), th́ mới sửa được”.

     Cũng trong giai đoạn đầu thế kỷ XX này, cùng lúc và tiếp sau Nguyễn Văn Vĩnh, hầu hết những nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động cách mạng trong giới trí thức Việt Nam đều có phát biểu ư kiến xây dựng đất nước, dân tộc. Cuốn NGƯỜI XƯA CẢNH TỈNH này chính là một bản tổng hợp có hệ thống của Vương Trí Nhàn ư kiến phát biểu trên sách báo của các vị tiền bối đầu thế kỷ XX mà anh Nhàn đă cố công sưu tập được trong nhiều năm từ trong đống sách báo cũ, và để cho thế hệ trẻ thời nay dễ đọc, anh đă công phu làm thêm phần chú giải những từ ngữ khó. Ban đầu, công tŕnh này được đăng dần trên báo Thể Thao Và Văn Hóa năm 2005-2007, sau công bố lại trên Blog Vương Trí Nhàn. Có thể coi đây là một việc làm công phu, độc đáo, góp phần rất lớn vào việc “xét tật ḿnh”, mà người Việt thời nay, đặc biệt thế hệ trẻ có quan tâm tới tiền đồ dân tộc, nên coi là một tập cẩm nang xây dựng đất nước, trong tinh thần tham khảo học hỏi của người xưa: “Học vu cổ huấn năi hữu hoạch” (học ở những lời dạy của người xưa sẽ có thu hoạch bổ ích).

Tuy nhiên, để được khách quan và công bằng, nói đi rồi cũng phải nói lại cho khỏi rơi và chỗ cực đoan, tôi cho rằng những lời phê phán mạnh mẽ của một số trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX đối với thói hư tật xấu người Việt, mà tác giả Vương Trí Nhàn sưu tập được, đôi khi cũng có chỗ chưa hoàn toàn chính xác mà chúng ta ngày nay cần phải thận trọng xem xét, bởi nếu không, sẽ rất dễ rơi vào hướng ngược lại là t́nh trạng tự ti mặc cảm, bất lợi cho sự phát triển mọi mặt của dân tộc trong tương lai. V́ thế tôi cũng chia sẻ phần nào với ư kiến của một tác giả nọ đăng trên diễn đàn của báo Tiền Phong online: “Người Việt có tính xấu chung của thế giới, có tính tốt rất riêng và rất đặc thù. Người Việt ở đâu cũng vậy, vẫn giữ những nét xấu riêng của ḿnh, để đi đến đâu họ cũng bị nhận ra rằng: Đó chính là người Việt! Nhưng người Việt không bao giờ chỉ có tính xấu, người Việt cũng có rất nhiều cái tốt như mọi người đă biết! Tính xấu và tính tốt của người Việt h́nh như là bằng nhau”.

 

***

     

Nhà văn Vương Trí Nhàn sinh ngày 15.11.1942 tại Hà Nội (quê quán: xă Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), học đại học sư phạm hệ 3 năm, tham gia viết sách báo từ tháng 3.1965. Từng làm nghĩa vụ quân sự từ năm 1964 và tại ngũ cho đến 1979, sau đó chuyển sang làm việc tại Nhà xuất bản Hội Nhà Văn. Tác phẩm tiêu biểu có: Sổ tay truyện ngắn (1980, tái bản 1998), Bước đầu đến với văn học (1986), Một số nhà văn hôm nay với Hà Nội (1986), Những kiếp hoa dại (chân dung và phiếm luận văn học, 1993, in lại 1994), Cánh bướm và đóa hướng dương (tiểu luận phê b́nh, 1999), Những chấn thương tâm lư hiện đại (phiếm luận, 2016) 

Anh Vương Trí Nhàn hiện nay tuổi đă quá “cổ lai hi”, lại đang lâm trọng bệnh. Giữa tôi với anh chưa phải là chỗ thâm giao, nhưng anh đă ưu ái tin tưởng ủy thác cho tôi viết lời tựa này và chăm lo công việc xuất bản sách. Anh đề nghị đưa bài viết “Tổng thuật thói hư tật xấu người Việt” của tôi (đă đăng trên Tạp chí Nghiên Cứu & Phát Triển, số 3-4 [110-111]. 2014, tháng 7.2014) lên đầu sách như một bài tổng thuật, luận giải thêm cho vấn đề đang xét, tôi vui vẻ đồng ư nhưng chỉ đưa vào để làm phần II cho quyển sách này, như một cách bổ sung cho đề tài “người xưa cảnh tỉnh”, đồng thời cũng là cách anh em chia sẻ tâm hướng lẫn nhau, có kỷ niệm chung với nhau trong cùng một quyển sách.

Tôi viết mấy lời trên đây trong niềm xác tín rằng, công tŕnh NGƯỜI XƯA CẢNH TỈNH của Vương Trí Nhàn sẽ giúp ích rất nhiều cho thế hệ trẻ hôm nay trong việc nhận thức lại một cách chính xác về những ưu khuyết điểm của dân tộc ḿnh, có phần khác hơn những ǵ họ đă từng được học trong các sách giáo khoa, từ đó nảy sinh tâm huyết đóng góp và biết cách đóng góp hữu hiệu xây dựng xă hội Việt Nam tốt đẹp hơn trong một tương lai không xa.

                                                                                                       10.2018