Bài viết cho "Trong Ngần Bóng Gương" (Kỷ yếu mừng Gs. Ts. Đặng Đ́nh Áng thượng thọ 80 tuổi)
Đăng lại trên Thời Báo Kinh Tế Sài G̣n số Tân niên 1-1-07

 

 

Trí thức Việt Nam thời “toàn cầu hóa” -

Tư duy, kỳ vọng, và trách nhiệm

 

Trần Hữu Dũng

 

 

Được hiểu như sự dịch chuyển (người, vật phẩm, thông tin) giữa các quốc gia, thậm chí liên lục địa, ngày càng nhanh chóng, thông thoáng, “toàn cầu hoá” vừa là một tiến tŕnh kinh tế, vừa là một sự ḥa nhập văn hoá.  Nó đặt ra nhiều vấn đề mới cho những suy nghĩ về tương quan giữa cá nhân và quốc gia, dân tộc.

 

Toàn cầu hóa tác động đến tư duy và trách nhiệm của trí thức, đặc biệt là trí thức Việt Nam, ra sao?  Câu hỏi này không hàm ư rằng trí thức là quan trọng hơn những thành phần khác trong xă hội (một người trí thức chân chính sẽ không có cái vĩ cuồng kênh kiệu ấy).  Trí thức chỉ là một thuộc tính, một tác phong, của nhiều ngành nghề thực tế (nhà giáo, nhà văn, nhà báo, v.v.) và có thể trong những nhân thân khác mà trách nhiệm của họ là quan trọng hơn (xem Sen (2006)). Chỉ bàn về vấn đề của trí thức ở đây chỉ là để giới hạn đề tài trong khuôn khổ một bài viết.

 

Ngoài ảnh hưởng đến mọi người, trong đó có trí thức, về thu nhập, việc làm, lối sống… toàn cầu hóa ảnh hưởng đến sinh họat trí thức nhiều cách khác, sâu vào bản chất, bởi tiến tŕnh này tác động đến hai thành tố định h́nh sinh hoạt ấy, đó là khung tư duy và đề tài suy nghĩ.  Hơn nữa, trong chừng mực mà người trí thức có trách nhiệm đặc biệt với xă hội (ở vai tṛ thuyết phục và hướng dẫn), toàn cầu hóa sẽ uốn nắn trách nhiệm ấy, từ những kỳ vọng mà xă hội đặt ở họ trong bối cảnh mới này.

 

 

■ TƯ DUY

 

Đối với người trí thức mà xưa nay sự ràng buộc điạ lư là phải chấp nhận, có lẽ không hiện tượng nào của toàn cầu hóa quan trọng bằng sự tiếp xúc giữa họ và thế giới đă trở thành nhanh chóng và rộng răi đến mức độ mà, chỉ vài thập kỉ trước đây, khó thể tưởng tượng nổi.  Đứng đầu hiển nhiên là cuộc cách mạng thông tin và truyền thông do internet, nhưng cũng không nên quên là với giá phí du hành ngày càng hạ, các cơ hội tham quan, trao đổi với trí thức quốc tế ngày càng dày đặc, dễ dàng.

 

Mở rộng cửa với toàn thế giới, người trí thức không chỉ có thêm công cụ và nguyên liệu để học hỏi, nghiên cứu, nhưng c̣n bị đặt nhiều vấn đề đương đại để suy nghĩ, chia sẻ với đồng nghiệp toàn cầu. Đó không những là những vấn đề chính trị, xă hội, kinh tế, mà c̣n là văn hóa và nghệ thuật.  Tin tức sốt dẽo về những phát minh, lư thuyết mới về khoa học, kỹ thuật (không chỉ trong ngành của mỗi người mà c̣n trong các ngành lân cận) sẽ gợi cho trí thức những cảm hứng mới, và giúp họ kịp thời nhận ra những sai lầm của ḿnh. Ngược lại, diễn biến ở mỗi quốc gia cũng được khắp nơi theo dơi hàng ngày, trở thành đề tài bàn bạc của trí thức quốc tế.  Toàn cầu hoá là một sự ḥa nhập đa phương: học giả mỗi ớc sẽ có nhiều thông tin hơn về các nước khác, do đó tư duy thế giới sẽ bị ảnh huởng bởi văn hoá, kinh tế, và kinh nghiệm lịch sử của mọi quốc gia, trong đó có ta.

 

Khi luồng trí thức Việt Nam nhập vào đại dương trí thức thế giới th́ kiến thức và khả năng của chúng ta cũng sẽ được đánh giá theo những tiêu chuẩn khắc khe hơn, nhất là trong những lănh vực mà chúng ta đương nhiên là “chủ nhà”.  Có một cái ǵ “lấn cấn”, chẳng hạn, khi các nghiên cứu về kinh tế hay văn hoá Việt Nam của người nước ng̣ai lại chi tiết hơn, sâu sắc hơn, các nghiên cứu của học giả Việt Nam.

 

Một mảng quan trọng trong giao diện giữa trí thức Việt Nam và trí thức quốc tế là thành phần trí thức Việt Nam đang sống ở nước ngoài.  Thử thách của thành phần này là làm sao ḥa hợp tinh thần quốc tế và bản sắc dân tộc.  Sống ở nước ngoài, họ không thể không tiêm nhiễm lối làm việc, cách nghĩ suy, thậm chí óc khôi hài của một nền văn hoá khác.  Đó là những bức tường vô h́nh (không như bức tường văn hoá đương nhiên giữa trí thức ngoại quốc và trí thức Việt Nam), cần được ư thức và đ̣i hỏi một cố gắng đặc biệt để vượt qua.

 

Đàng khác, cùng với những trí thức xa quê từ các quốc gia khác (nhất là những nước ngoài phương Tây), trí thức Việt Nam ở nước ngoài có cơ hội đóng góp vào “cái chung” của nhân loại, cụ thể là trong nhánh “văn hóa tha hương”, một “tư duy quốc tế” (cosmopolitanism) ngày càng sống động và phong phú.   Hầu như mọi thành phố lớn ở Âu, Mỹ, Úc ngày nay đều có những cộng đồng người đồng hương với những hoạt động văn hoá đặc thù, gắn kết với văn hoá bản điạ.  Đó cũng là một bộ mặt của toàn cầu hoá.

 

Nh́n xa hơn, như một số học giả Tây phương nhận xét gần đây, toàn cầu hoá cũng sản sinh một giai cấp mới: đó là những người ít gắn bó với bất cứ một quốc gia nào.  Họ là những nhà khoa học thường xuyên dự hội nghị, đi thuyết giảng khắp thế giới, những đại điện các công ty đa quốc gia, những nhà ngọai giao, những nhân viên các tổ chức quốc tế… Họ thông thạo nhiều ngôn ngữ, hôm nay ở nước này, ngày mai ở nước khác, khắp các châu lục…   Hầu như họ sống trên trên những chuyến bay dài, ngồi ở phi trường, ngủ ở khách sạn..  nhiều hơn ở chính “nhà” họ.  Tinh thần địa phương, quốc gia của những ngựi này ngày càng lạt phai.  Đó cũng một xu thế khó cưỡng của toàn cầu hoá.

 

 

KỲ VỌNG

 

Tuy mỗi xă hội có một kỳ vọng khác nhau về vai tṛ của trí thức trong xă hội ấy, và dù rằng gần đây, nhiều người cho rằng vai tṛ này ngày càng lu mờ (xem, ví dụ, Cross (1969) Posner (2002)) vẫn có một sự đồng thuận ít nhiều rằng người trí thức có trách nhiệm lănh đạo đời sống tinh thần của xă hội.  Nói theo Collini (2006), người trí thức không bao giờ mất vai tṛ của họ, chừng nào mà nhân loại c̣n muốn được hướng dẫn “sống như thế nào”. 

 

Và dường như nhân lọai ngày càng có nhiều vần đề cần sự hường dẫn của trí thức.  Thế giới không ngừng bị xâu xé bởi các bất ḥa chủng tộc, xung đột tôn giáo, đang đối diện với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, thay đổi khí hậu…  cần những bộ óc lớn chung sức t́m giải pháp.  Gẩn gũi hơn với đời sống hàng ngày là sự ô nhiễm và phàm tục hóa văn hoá do chính làn sóng toàn cầu hóa thương mại và truyền thông.  Người trí thức phải mạnh dạn hướng dẫn và gạn lọc (qua thuyết phục) các trào lưu văn hoá đại chúng.  Song, cần nhấn mạnh, sự “hướng dẫn” này phải được vạch ra từ góc nh́n toàn cầu của chính người trí thức.  Nó phải xuất phát từ một tŕnh độ lư luận cao, đượm tính nhân bản, tôn trọng dị biệt.  Nó không thể là một “phản xạ” có tính giáo điều, hoặc mù quáng bảo lưu những tư duy lỗi thời, không c̣n thích hợp với thế giới mới.  

 

Trong thời đại toàn cầu hoá, chính kỳ vọng mà một xă hội đặt ở trí thức của xă hội ấy cũng chịu ảnh hưởng căn tính của tiến tŕnh này.   Nói cách khác, tư duy “toàn cầu” không chỉ là trách nhiệm của người trí thức, nó là của toàn xă hội khi quy định trách nhiệm ấy.  Kỳ vọng của người Việt vào trí thức Việt Nam không chỉ ở sự đóng góp của họ cho đất nước, nhưng c̣n ở đóng góp của họ cho nhân lọai.  Ngược lại, chúng ta cũng kỳ vọng trí thức quốc tế góp phần t́m hiểu và phát triển nước ta.  Sự thật là, người trí thức có thể có nhiều liên hệ với nhiều quốc gia, nhiều chủng tộc khác nhau (ngay trong phạm vi gia đ́nh), bổn phận người trí thức là trung thực với luơng tâm ḿnh, trong đó có thể là việc phục vụ cả nhân loại, hay ít ra là phục vụ cho một văn hoá phi quốc gia.

 

Mỗi dân tộc cần một cái nh́n cởi mở hơn về trách nhiệm của trí thức của ḿnh, đặc biệt là các mong mỏi về những trí thức xuất thân từ một quốc gia chậm tiến nhưng hiện sống ở nước đă phát triển.  Kwame Anthony Appiah, một triết gia nổi tiếng gốc Ghana hiện sống ở Mỹ, lư luận rằng ngựi trí thức đóng góp nhiều hơn cả không phải bằng cách hi sinh những thú vui tinh thần có vẻ trưởng giả (như xem opera) nhưng qua những suy nghĩ thấu đáo về các vấn đề chung của nhân loại và tác động của xă hội đến chính sách.

 

Đă lỗi thời rồi quan niệm cho rằng trí thức người Việt phải hồi hương mới phục vụ đất nước, cũng chẳng công bằng, nếu không là vô lư, nếu đ̣i hỏi họ luôn luôn lấy Việt Nam làm trọng tâm nghiên cứu và đối tượng suy nghĩ.  Đóng góp của họ cho đất nước này, trong chừng mực họ muốn, có thể thực hiện từ bất cứ nơi nào trên thế giới (một tiện lợi của toàn cầu hoá).  Phải “thông cảm” rằng một người trí thức trong thời đại này, ngay những người nặng ḷng với quê hương, có rất nhiều trăn trở về sự nghiệp, về vị trí của họ trên bản đồ trí thức nhân loại.  Hăy cho họ tự do theo đuổi hoài bảo chân chính của họ.

 

TRÁCH NHIỆM

 

Người trí thức Việt Nam phải ư thức vai tṛ của ḿnh trong cộng đồng nhân lọai và tích cực dấn thân vào sinh họat trí thức quốc tế, trong đó có trách nhiệm quảng bá văn hoá Việt Nam cho thế giới. Trong giai đọan phát triển hiện nay của nước ta, người trí thức cần bước ra khỏi “tháp ngà”, đóng góp suy nghĩ về những vấn đề thiết thực của đất nước, nơi, nói thẳng, vẫn là một vùng đất nhiều thiệt tḥi, nghèo khổ.  Người trí thức Việt Nam sống ở nước ng̣ai cần luôn luôn trau dồi tiếng Việt, theo dơi và tích cực tham gia vào sinh họat trí thức trong nước. Người trí thức, căn bản, phải là một thầy giảng. 

 

Chừng nào tinh thần dân tộc c̣n là một thành tố của nhân thân, chừng nấy người trí thức cần đặt nó làm giềng mối trong tư duy của ḿnh.  Trí thức Việt Nam cần theo dơi mọi mặt diễn biến của quốc gia, đắm ḿnh trong mạch văn hoá của đất nước, đủ tự tin để “phóng lên” từ căn bản ấy đến khám phá và phân tích những vấn đề mới, trong chuẩn mực học thuật.  Xây dựng quốc gia, đóng góp vào tiến bộ, công b́nh nhân lọai, trong tinh thần nhân bản.  Ư thức tự do phải là căn bản của cốt cách trí thức, và người trí thức chân chính phải có can đảm thực hiện sự tự do đó trong suy nghĩ của ḿnh.

 

Song người trí thức phải thực tế, sáng suốt chấp nhận vai tṛ của ḿnh trong một thế giới không ngừng thay đổi. Thực vậy, với toàn cầu hoá, sinh hoạt kinh tế, khoa học, công nghệ càng nhộn nhịp, tinh thần thực dụng càng được tôn sùng, th́ người trí thứcchuyên nghiệp” sẽ phải chia sân với các nhà quản lư, các nhà khoa học, các doanh nhân, những nhà hoạt động xă hội…  Như bất cứ trí thức nơi nào khác, trí thức Việt Nam cần ư thức vai tṛ của ḿnh trong cộng đồng dân tộc (và nhân loại) với tinh thần trách nhiệm, nhưng khiêm cung, hoà nhă.

 

 

Trần Hữu Dũng

Dayton 10-10-2006

 

Đọc thêm:

 

Appiah, K. A., 2006, Cosmopolitanism: Ethics in a World of Strangers, New York: Norton

Collini, Stefan, 2006, Absent Minds: Intellectuals in Britain, Oxford University Press

Cross, John, 1991, The Rise and Fall of the Man of Letters, Chicago: I. R. Dee.

Posner, Richard, 2002, Public Intellectuals: A Study of Decline, Cambridge: Harvard University Press

Sen, Amartya, 2006, Identity and Violence, New York: Norton